Sự tu hành hôm nay chính là đối đầu với sanh tử của chính mình
Đối với người tu tịnh nghiệp, nếu trần cấu chưa trừ sạch thì tất sẽ có niệm ác nổi lên, khi đó phải lớn tiếng niệm A Di Đà Phật, nhiếp tâm vào chánh niệm, chớ để cho các niệm ác nối nhau khởi lên. Nên biết rằng: "Sự tu hành hôm nay chính là đối đầu với sanh tử, không phải chuyện tầm thường".
Vì thế thời thời phải nghĩ đến vô thường mau chóng, thời gian chẳng đợi chờ ai, mà hãy nên chân thật niệm Phật. Nếu như nửa tiến, nửa lui, lúc tinh tấn, lúc biếng trễ, lúc tin, lúc ngờ thì Tịnh Nghiệp không thể thành tựu, làm sao ra khỏi luân hồi?
Chúng ta phải giữ câu Phật hiệu A Di Đà Phật trong tâm mình cho thật vững chắc tựa như núi Tu Di vậy, lay chuyển cũng chẳng động. Phải thường nhớ thường niệm, sáng cũng niệm, trưa cũng niệm, chiều cũng niệm, tối cũng niệm, đi cũng niệm, ngồi cũng niệm, nằm cũng niệm, tâm niệm không biếng trễ, câu Phật hiệu chẳng rời lòng, mỗi thời mỗi khắc đều nhớ niệm, nhặt nhặt niệm niệm câu Phật hiệu luôn vang mãi chẳng ngừng nghỉ, như gà ấp trứng thường giữ cho hơi ấm liên tục, đây gọi là Tịnh Niệm nối nhau.
Kiếm tiền là chuyện nhỏ, sanh tử là chuyện lớn
Phàm là người muốn trong đời này được sanh về Tịnh Độ, phải nên thường nghĩ tất cả sự đời đều là vô thường, có đó rồi lại mất đó, có thành tất có hoại, có sống tất có chết. Từ đó mới có thể an phận, tùy duyên mà niệm Phật.
Nếu ta không có cơ duyên nghe được Phật pháp, thì tất phải chịu nổi khổ đổi hết thân này đến thân khác, cứ thế trôi lăn mãi trong ba cõi sáu đường, không biết khi nào mới có thể ra khỏi. Nay ta đã có duyên được nghe Chánh Pháp, được tu Tịnh Nghiệp, nếu chịu buông bỏ vạn duyên, nhất tâm nhất ý niệm Phật, thì sau khi bỏ thân này sẽ được sanh về Cực Lạc, thường hưởng các niềm vui, thoát hẳn các sự khổ, đi ngay đến nẻo Vô Thượng Bồ Đề.
Chuyên nhất tâm ý nắm giữ một câu A Di Đà Phật,
Chỉ một niệm này là Bổn Sư của ta,
Chỉ một niệm này trước là hoá Phật,
Chỉ một niệm này là mãnh tướng phá địa ngục,
Chỉ một niệm này là gươm báo chém bay phiền não,
Chỉ một niệm này là ngọn đuốc sáng phá tan cảnh tối tăm,
Chỉ một niệm này là con thuyền lướt qua biển khổ,
Chỉ một niệm này là thuốc hay trị bệnh sanh tử,
Chỉ một niệm này là đường tắt ra khỏi Tam Giới,
Chỉ một niệm này là bản tánh Di Đà,
Chỉ một niệm này là duy tâm Tịnh Độ.
Chỉ cần giữ cho chắc câu A Di Đà Phật này, chớ cho lạc mất, mỗi niệm thường hiện tiền, mỗi niệm chẳng rời tâm, khi không việc cũng niệm như thế, mà có việc cũng niệm như thế, an vui cũng niệm như thế, mà buồn khổ cũng niệm như thế, khoẻ mạnh cũng niệm như thế, mà bệnh khổ cũng niệm như thế, sống cũng niệm như thế, mà chết cũng niệm như thế. Trong tâm luôn giữ một niệm phân minh như thế, thì cần chi đi hỏi người khác đường về Cực Lạc là gần hay xa?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm