Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/08/2019, 08:52 AM

Suy nghĩ ích kỷ sẽ ngăn cản ta hạnh phúc và làm hại người khác

Mỗi người đều có khả năng đem đến cho bản thân mình và những người khác tình yêu thương, sự che chở. Nhưng chính chúng ta cũng có thể gieo rắc nỗi khổ đau cho người khác bởi sự ích kỷ của bản thân.

>>Phật pháp và cuộc sống

â
Bài liên quan

Chúng ta sống trên đời đều mong muốn hạnh phúc, luôn luôn nỗ lực phát triển những mặt tích cực và hữu ích, đồng thời kiên quyết loại trừ những mặt tiêu cực. Những thứ như dối trá, lừa lọc có thể đem cho ta cảm giác thỏa mãn ngắn ngủi, nhưng sau đó sẽ là khổ đau lâu dài.

Những điều tích cực sẽ đem cho chúng ta sức mạnh nội tâm, tiêu trừ sự sợ hãi và giúp chúng ta thêm tự tin, dễ mở lòng với người khác mà không vướng phải chướng ngại nào về văn hóa hay bất kỳ mặt nào khác. Khả năng nhận ra mặt tốt, mặt xấu và quan sát, phân tích nó cẩn thận là điều rất quan trọng. Nó giúp phát triển giá trị con người: lòng thương yêu, sự quan tâm và tận tâm.

Nhà hiền triết Shantideva của Ấn Độ từng nói trong cuốn "Sống đời sống của Bồ Tát":

Khi cả tôi lẫn người khác

Đều muốn được hạnh phúc,

Thế tôi có gì đặc biệt đâu?

Vậy tại sao tôi lại đấu tranh cho hạnh phúc của riêng mình?

Người giàu cũng như người nghèo, người thông minh cũng như người bình thường, người xấu cũng như người đẹp, ai cũng muốn hạnh phúc và tránh được khổ đau. Ta có thể tìm kiếm hạnh phúc theo nhiều cách khác nhau, nhưng thực tế, tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc. Như vậy có nghĩa là tất cả mọi người đều bình đẳng.

Chúng ta cần lòng từ bi và yêu thương con người không chỉ để tồn tại mà chúng là những nền tảng cơ bản của sự thành công trong cuộc sống. Suy nghĩ ích kỷ không chỉ hại người khác, mà còn ngăn chúng ta đạt đến hạnh phúc thực sự.

Mỗi người đều có khả năng đem hạnh phúc và thương yêu đến cho người khác. Nhưng chúng ta cũng có thể gieo rắc nỗi khổ đau cho kẻ khác.

Mỗi người đều có khả năng đem hạnh phúc và thương yêu đến cho người khác. Nhưng chúng ta cũng có thể gieo rắc nỗi khổ đau cho kẻ khác.

Bài liên quan

Con người cưc giữ mãi tâm sân hận, ích kỷ sẽ dễ dàng đi đến hận thù và có thể giết hại cả những người đã từng tử tế và giúp đỡ chúng ta, hoặc chúng ta có thể gây nên những điều độc ác làm hại đến người khác. Như vậy sân hận,ích kỷ không bao giờ đem lại an lạc và hạnh phúc cho mình và cho người. Chính sân giận, ích kỷ là một loại kẻ thù vô cùng độc hại của tâm và chúng ta cần quán chiếu để tránh xa nó.

Giáo pháp của Đức Phật dạy chúng ta chịu đựng và nhẫn nhục để có được tâm bình an và sáng suốt. Nhờ vậy, khi chúng ta phải va chạm với những năng lực thù hận hay nghịch cảnh nào đi nữa, tâm chúng ta vẫn có được thái độ bình thản và an lành.

Lòng từ bi là gì?

Lòng từ bi đơn giản là những ý nghĩ và tư tưởng tích cực giúp khởi sinh những điều tốt lành trong cuộc sống như hy vọng, lòng quả cảm, sự quyết tâm và sức mạnh nội tâm. Phật giáo cho rằng, từ bi bao gồm mong muốn cho người khác thoát khổ tức là từ và giúp người khác thoát khổ tức là bi.

Sân giận, ích kỷ là kẻ thù vô cùng độc hại của tâm mà chúng ta cần quán chiếu để tránh xa.

Sân giận, ích kỷ là kẻ thù vô cùng độc hại của tâm mà chúng ta cần quán chiếu để tránh xa.

Chúng ta có thể chia mọi thứ hạnh phúc, khổ đau thành hai dạng: tâm và thân. Trong đó, tâm là thứ ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết chúng ta. Trong cuộc sống, nếu thân chúng ta được thỏa mãn, chúng ta hầu như không nhận thức được điều đó. Tuy nhiên, tâm thì ghi nhận mọi điều. Vì vậy, chúng ta dành hết mọi nỗ lực để tạo ra sự yên bình trong nội tâm nhiều hơn là thỏa mãn thân thể.

Chúng ta có thể phát triển tâm tính của mình bằng sự rèn luyện thường xuyên. Khi chúng ta thay đổi thái độ, tư tưởng và quan điểm tích cực, những thứ tiêu cực sẽ bị loại trừ và tâm chúng ta cũng đổi thay.

Chúng ta có thể thay đổi tâm tính hay không?

Bài liên quan

Chúng ta có thể thay đổi tâm tính, tuy nhiên đó không phải là một sớm một chiều, tâm căn rất ngoan cố, nó sẽ chống lại những giải pháp vội vàng, chưa thấu đáo. Với nỗ lực liên tục và lòng tin đặt cơ sở trên lý trí, khi nhận ra sự thay đổi là cần thiết, “tâm” chúng ta sẽ chuyển biến.

Nếu chỉ có cầu nguyện và mong ước không thôi thì không thể khiến “tâm” thay đổi. Nền tảng của sự thay đổi là chúng ta cần nhận biết rằng, chừng nào chúng ta còn trên cõi đời này, chúng ta còn phải đối mặt với những vấn đề này kia.

Tuy nhiên, nếu mất đi hy vọng thì chúng ta sẽ mất khả năng giải quyết những vấn đề này. Bằng cách nghĩ đến nỗi khổ của người khác, thể hiện sự từ bi đối với người khác, nỗi khổ đau của chúng ta trở nên dễ chuyển hóa hơn.

Thái độ lạc quan, tích cực giúp chúng ta xem mỗi trở ngại mới như một cơ hội để cải thiện “tâm”. Mỗi ngày cố gắng từ bi hơn, chúng ta có thể phát triển những cảm thông cho sự đau khổ của người khác, có ý muốn giúp họ loại bỏ nỗi đau. Kết quả là, sự thanh thản đến với chúng ta và sức mạnh nội tâm ngày càng gia tăng.

Lòng từ bi thay đổi thế giới!
Mọi sự thay đổi của cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến toàn nhân loại. Lòng từ bi không chỉ là lý tưởng tôn giáo đơn thuần, nó là yêu cầu cần thiết cho toàn nhân loại nói chung.

Mọi sự thay đổi của cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến toàn nhân loại. Lòng từ bi không chỉ là lý tưởng tôn giáo đơn thuần, nó là yêu cầu cần thiết cho toàn nhân loại nói chung.

Tất cả chúng ta đều có nhu cầu về tình thương yêu. Vì thế, bất kỳ người nào chúng ta gặp, ở bất kỳ hoàn cảnh vào, ngoại hình hay cách cư xử sẽ không còn là vấn đề để phân biệt. Vượt qua những khác biệt về bề ngoài, chúng ta cùng là loài người trên trái đất này, với nhu cầu chung sống trong bầu không khí cởi mở, vui vẻ.

Bài liên quan

Trong thời đại ngày nay, toàn thế giới nối liền và không thể tách rời. Quốc gia này tùy thuộc vào quốc gia khác, muốn phát triển, tất cả đều phải lưu tâm đến nhau. Nhưng chúng ta cũng không thể đặt toàn bộ trách nhiệm lên vai các chính trị gia, các nhà lãnh đạo. Mỗi cá nhân cũng có phần trách nhiệm của riêng mình.

Mọi sự thay đổi của cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến toàn nhân loại. Lòng từ bi không chỉ là lý tưởng tôn giáo đơn thuần, nó là yêu cầu cần thiết cho toàn nhân loại nói chung.

Mỗi người đều có khả năng đem hạnh phúc và thương yêu đến cho người khác. Nhưng chúng ta cũng có thể gieo rắc nỗi khổ đau cho kẻ khác.

Con người cưc giữ mãi tâm sân hận, ích kỷ sẽ dễ dàng đi đến hận thù và có thể giết hại cả những người đã từng tử tế và giúp đỡ chúng ta, hoặc chúng ta có thể gây nên những điều độc ác làm hại đến người khác. Như vậy sân hận,ích kỷ không bao giờ đem lại an lạc và hạnh phúc cho mình và cho người. Chính sân giận, ích kỷ là một loại kẻ thù vô cùng độc hại của tâm và chúng ta cần quán chiếu để tránh xa nó.

Giáo pháp của Đức Phật dạy chúng ta chịu đựng và nhẫn nhục để có được tâm bình an và sáng suốt. Nhờ vậy, khi chúng ta phải va chạm với những năng lực thù hận hay nghịch cảnh nào đi nữa, tâm chúng ta vẫn có được thái độ bình thản và an lành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Xem thêm