Lương thiện là nguyên tắc sinh tồn, kim chỉ nam của sự sống đẹp
Tôi xin chia sẻ chút trải nghiệm cá nhân xung quanh sự lương thiện ở đời với những mục đích, nguyên tắc sống, và có khi không hề đơn giản.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, tác giả đã xoáy sâu vào nội tâm của nhân vật Chí với khát vọng lương thiện. Chính điều này đã gây ám ảnh người đọc. Trong tận cùng bế tắc, khốn quẫn, người đàn ông đáng thương ấy thốt lên “tôi muốn lương thiện, ai cho tôi lương thiện?” như muốn gửi gắm thông điệp lên án xã hội đương thờ. Cứ như hoa hướng dương vươn lên tìm ánh mặt trời, mầm thiện không hề mất nơi con người bị coi là bất lương, bất hảo. Và bài ca cuộc sống ở đấy chăng?
Nho giáo ngự trị một thời ở một phần phương Đông, trong căn bản về đạo đức học, “nhân chi sơ tính bổn thiện” là khẳng định có giá trị: con người vốn thiện. Phật giáo, tôn giáo xuất hiện cũng ở Phương Đông, có phát biểu nổi tiếng ngay cả với người ngoại giáo: Ta (Đức Phật) là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Và, mỗi người có hạt ngọc quý giá trong chiếc áo chính mình. Chung quy, trên đời con người vốn tốt và đủ khả năng tốt.
Nhưng cuộc sống muôn đời không đơn giản, mưu sinh nhọc nhằn, cạnh tranh sinh – tử, thiện – ác có lúc khó phân minh, vàng thau lẫn lộn... Lương thiện, khát vọng lương thiện có lúc bị chơi vơi ngay cả với người được coi bản lĩnh nhất. Cuộc sống khắc nghiệt, cám dỗ, áp lực, phút yếu lòng, sự lo lắng xa xôi... khiến người trong cuộc lắm khi chông chênh đường về nẻo thiện. Các phiên tòa nào chỉ có những gương mặt xấu xí, hầm hố; trước vành móng ngựa ngày càng xuất hiện nhiều những bậc vốn đức cao vọng trọng, dân áo cổ cồn, nhưng danh gia thế phiệt... Thế mới biết để lương thiện không hề giản đơn, mà xét cho cùng ở đời nào có chi đơn giản?
Nỗi lo, lo nhiều, song hành cũng mỗi thân phận con người. Nếu ở thời nguyên thủy, rồi cổ đại, khi phương tiện tư liệu sản xuất nghèo nàn, sự lệ thuộc thiên nhiên nặng nề, tự cấp tự túc, con người lo xung quanh miếng ăn để sống, thiên tai, thú dữ, nguy cơ từ các bộ lạc thù địch... Tiến bộ xã hội, các cuộc cách mạng xã hội và khoa học kỹ thuật cứ ngỡ giảm gánh nặng lo toan cho con người, nhưng tức cười khi càng ngày gánh lo càng nặng nề hơn.
Ngày nay người ta lo những gì? Cơm áo đã đành, những nhu yếu phẩm và điều kiện sống căn bản nhất, nhưng đấy mới chỉ là chút xíu thôi. Con người hiện đại lo chỉ số chứng khoán tăng giảm từng giờ, giá vàng, dầu thô, lãi suất ngân hàng, thái độ các chính phủ xung quanh điểm nóng, dự báo tài chính tín dụng, bệnh tật và trị liệu, môi trường, thời trang và sức khỏe các nhân vật công chúng, đường truyền internet và chất lượng vô số dịch vụ, tuyển sinh- việc làm.... Nói chung, liệt kê và hệ thống hóa, mô tả nỗi lo con người ngày nay thực sự là công việc nặng nề đòi hỏi công sức và chuyên môn cao. Mà lo lắng, căng thẳng có mâu thuẫn với hạnh phúc không?
Về tâm lý học, nỗi sợ là một động cơ kỳ lạ, nó mạnh mẽ lắm, đến khó tin. Bị sức ép lo lắng sợ hãi lắm khi con người hành động khác thường, nguy hiểm. Về tội phạm học, nhiều vụ án cho thấy hung thủ hành động phạm tội dưới sức ép sự lo lắng, sợ hãi.
Lương thiện là nguyên tắc sinh tồn, kim chỉ nam của sự sống đẹp. Nếu bạn tin sắt đá rằng trong mọi trường hợp người tốt, người lương thiện không bị chế vì đói, bạn sẽ có sức mạnh đáng kể trên đời. Tôi sống lương thiện, tốt, trung thành với các chuẩn mực đạo đức, và tôi tin rằng tôi không thể vì thế mà bị đói khát, thế là ổn. Và niềm tin ấy có căn cứ.
Thế giới ngày nay, ngay ở những vùng miền đất nước có trình độ phát triển thấp, nhu cầu và khả năng cung cấp nhu yếu phẩm tối thiểu: lương thực, thực phẩm, nước sạch..đã khác thời nguyên thủy hay cổ đại rất xa. Về lương thực chính ở Á Châu, lúa nước, riêng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đã thừa nuôi dân cả nước và xuất khẩu số lượng lớn. Về lý thuyết, nước Mỹ thừa khả năng tài chính cứu trợ gạo, lúa mì, lương thực khác cho bất cứ biến cố thiên tai địch họa nào trên phạm vi toàn thế giới. Đói, cũng về lý thuyết, đã lùi rất xa. Nếu ngày nay nạn đói còn sẽ được phân tích với kết quả khác ngày xưa nhiều, nó do những nguyên nhân khác ngày trước.
Nếu bạn lương thiện, niềm tin không sợ đói là chỗ dựa quan trọng. Mỗi người có bàn tay, kỹ năng và trình độ nhất định, sự thích nghi cùng chỗ dựa cộng đồng, mồ hôi mưu sinh sẽ được đền đáp. Trái đất cho dù không rộng bất tận vô cùng, nhưng vẫn đủ chỗ cho mọi người đấy thôi.
Bạn cứ yên tâm sống tốt, và đừng lo nhiều về sự đói. Thịnh đạt bằng thiện nghiệp, người lương thiện có cơ hội và chỉ số thuận để làm giàu hơn, tôi tin vậy.
Cuộc đời con người đôi khi cứ mải mê quay cuồng trong những cuộc tranh giành, đấu đá... mà không biết rằng họ đã và đang quên đi điều quan trọng nhất.
Kinh Phật đã nói rằng “có đức mặc sức mà ăn”. Các bậc thánh nhân xưa cũng đều nói rằng, “Đức” kết nối, phối hợp trời và đất nên sẽ được Trời bảo hộ, trợ giúp.
Một người chỉ có bồi dưỡng đầy đủ đạo đức tốt đẹp, nhân ái, thiện lương, mang trong mình lòng biết ơn thì người ấy mới tràn ngập dòng năng lượng thuần chính. Khi thân thể tràn ngập trường năng lượng thuần chính thì sẽ hấp thụ những thứ tốt đẹp, thuần chính.
Phật giáo cho rằng, lương thiện cũng là một loại trí tuệ, hơn nữa còn là trí tuệ đỉnh cao bởi để thiện thì cần có sự hiểu biết, phân biệt tốt xấu đúng sai và kiềm chế được bản thân, không bị hoàn cảnh xung quanh làm ảnh hưởng. Vì thế, làm người khó nhất không phải là giàu có, thành công, nổi danh mà khó nhất là lương thiện.
Phật dạy làm người lương thiện, nhất định phải nhớ làm những việc tích đức hành thiện rồi cả đời bạn sẽ được phúc báo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm