Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/08/2022, 09:10 AM

Ta thương mình nhất là một sự thật

Ta thương mình nhất là một sự thật. Ta cũng thương những người thân của mình nhưng ít hơn thương mình và động cơ của tình thương ấy cũng vì ta. Hiếm hoi lắm ta mới mở rộng được biên giới của tình thương, yêu thương tất cả mọi người, mọi loài mà không có điều kiện.

“Một thời, Thế Tôn trú tại Sàvatthi. Lúc bấy giờ vua Pasenadi nước Kosala có mặt với hoàng hậu Mallikà, trên lầu thượng (hoàng cung). Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với hoàng hậu Mallikà:

- Này Mallikà, có ai khác thân ái với hoàng hậu hơn là tự ngã của hoàng hậu?

- Thưa đại vương, không có ai khác thân ái với thiếp hơn là tự ngã của thiếp. Nhưng thưa đại vương, có ai khác thân ái với đại vương hơn là tự ngã của đại vương?

- Này Mallikà, không có ai khác thân ái với ta hơn là tự ngã của ta.

Rồi vua Pasenadi đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con có nói với hoàng hậu Mallikà: Này Mallikà, có ai khác thân ái với hoàng hậu hơn là tự ngã của hoàng hậu?

Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, hoàng hậu Mallikà trả lời với con:

- Thưa Ðại vương, không có ai khác thân ái với thiếp hơn là tự ngã của thiếp. Nhưng thưa đại vương, có ai khác thân ái với đại vương hơn là tự ngã của đại vương?

Ðược nói vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời cho hoàng hậu Mallikà:

- Này Mallikà, không có ai khác thân ái với ta hơn là tự ngã của ta.

Rồi Thế Tôn, sau khi biết rõ, nói lên bài kệ này:

Tâm ta đi cùng khắp

Tất cả mọi phương trời

Cũng không tìm thấy được

Ai thân hơn tự ngã

Tự ngã đối mọi người

Quá thân ái như vậy

Vậy ai yêu tự ngã

Chớ hại tự ngã người”.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm 1, phần Mallikà, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.173)

Phật dạy: Hãy tự mình nương tựa chính mình

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bàn: 

Thường thì trong những lần gần gũi, tâm sự với những người mình yêu thương như cha mẹ, vợ chồng, con cái v.v… chúng ta thường nói rằng ta thương yêu họ nhất. Dẫu rằng, những lời yêu thương ấy hầu hết là thật lòng, phát xuất từ tình cảm chân thành. Nhưng nếu bình tâm suy xét tận cùng trong sâu thẳm của lời ái ngữ kia sẽ thấy rõ rằng chúng ta vẫn chưa thương được người ngoài bằng chính bản thân mình.

Ta thương mình nhất là một sự thật. Ta cũng thương những người thân của mình nhưng ít hơn thương mình và động cơ của tình thương ấy cũng vì ta. Hiếm hoi lắm ta mới mở rộng được biên giới của tình thương, yêu thương tất cả mọi người, mọi loài mà không có điều kiện. Vì chấp ngã là một tập khí sâu dày của chúng sinh. Chấp thủ về ta và của ta được thiết lập từ vô thỉ, cùng với ta du hành trong vạn nẻo luân hồi.

Nhận thức rõ ràng về tình thương của ta như thế để thấy rằng ngã ái vốn rất nặng nề đồng thời đây là cơ hội để ta xem lại tình thương của mình dành cho những người thân (và những người đáng thương) đã thực sự vì họ hay chỉ vì ta? Mặt khác, nhờ sự quán sát này mà ta nghiệm ra rằng mình yêu thương bản thân mình nhiều nhất và biết người khác cũng như vậy nên tôn trọng và bảo vệ sự sống của họ.

Ai cũng yêu quý thân mạng của mình nên nguyện không giết hại, không làm tổn hại sự sống của mọi người, mọi loài khác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm