Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/03/2021, 10:47 AM

Chấp ngã là nguồn gốc đau khổ

Chính cái chấp ngã đó là nguồn gốc đưa đến đau khổ triền miên, mọi thứ đau khổ trên thế gian này đều từ nó mà ra.

Buông xả tự ngã

Nghe người ta nói xúc phạm liền nổi giận, chửi mắng lại vì đụng tới cái tôi này. Lại có những trường hợp tính toán ngày đêm khiến ăn ngủ không yên, đến tối lên giường ngủ vẫn còn mơ thấy chuyện lo tính, đó cũng vì cái tôi này, vì thỏa mãn nhu cầu của nó.

Nếu từ bi còn mang bóng dáng cái tôi trong đó thì không còn là từ bi chân chính nữa

Nếu từ bi còn mang bóng dáng cái tôi trong đó thì không còn là từ bi chân chính nữa

Và trường hợp như trong kinh Bách Dụ có câu chuyện, hai vị đệ tử lãnh trách nhiệm làm thị giả chăm sóc cho thầy. Ông thầy lớn tuổi, hai chân không được tốt nên hai vị bèn đấm bóp chân. Người này lãnh chân trái, người kia lãnh chân phải. Nhưng hai ông thị giả không thuận nhau nên một hôm người lãnh chân phải có việc đi vắng, ông thị giả lãnh chân trái có cơ hội nên ông đấm bóp làm gãy chân phải. Khi về, thấy như vậy, ông kia tức giận liền đập gãy cả chân trái.

Như vậy là ông thầy gãy cả hai cái chân! Quý vị thấy, hai ông thị giả đập gãy hai cái chân của thầy cũng vì cái ta đố kỵ chứ gì đâu! Anh này đố kỵ anh kia, anh kia đố kỵ anh này, hai cái ta đố kỵ nhau làm khổ ông thầy, ông thầy lãnh đủ! Như vậy, hai cái ta đố kỵ nhau đã khổ rồi, lại làm khổ lây cho người khác. Lúc đó, hai ông có vui không? Bực bội, khổ sở, có vui sướng gì đâu! Rõ ràng mình đã khổ rồi, còn làm khổ lây cho ông thầy nữa. Ở nhà vợ chồng thường cãi nhau hoài cũng vậy, người thì đổ thừa cái bếp, người thì đổ thừa cái cửa. Mà đổ thừa như vậy thì có hết cãi không? Chưa chắc hết, đó là vì mỗi người chấp một cái ta riêng, cái đó khiến mình không cởi mở nên cãi nhau hoài. Cởi mở được cái ta đó thì hết cãi nhau. Cũng vậy, cha con, thầy trò cãi nhau, đó cũng vì không cởi mở được cái ta này. Một vị Thiền sư Thái Lan, vị cao tăng trong thế kỷ 20, Ngài Buddhadasa nói rằng:

"Cái ta là nguy hiểm. Giả tỷ người nọ phát ra ảo tưởng cho rằng: "Mình là một người mẹ", muốn làm điều này, điều nọ, điều kia, điều khác thì đó là điều khổ của người mẹ. Đối với người cha cũng thế, nếu người đó đồng hóa: "Mình là người cha", mong muốn cái này cái nọ thì đó là thọ khổ của người cha. Cho đến khởi tưởng: "Ta là triệu phú, là tỷ phú" cũng vậy, cũng có cái khổ của nó".

Im lặng sấm sét: Vô ngã

Rõ ràng là như vậy. Kiểm kỹ lại, ít nhiều gì ở đâu mình cũng dính vào đó. Ví dụ như ở Yên Tử thì gắn cái "tôi" ở Yên Tử, ở Sùng Phúc thì gắn cái "tôi" ở Sùng Phúc, ở Tây Thiên thì gắn cái "tôi" ở Tây Thiên, ở Đại Đăng thì gắn cái "tôi" ở Đại Đăng, tức ở đâu thì cũng gắn cái "tôi" ở đó, rồi lại muốn cái này cái nọ nên có thọ khổ trong đó. Nói thẳng ra, "đạo tràng này", "đạo tràng kia" cũng vậy, mình đặt tên cho cái đạo tràng rồi thì cũng có thọ khổ trong đó. Đây là đạo tràng Sùng Phúc, kia là đạo tràng Yên Tử… thì đó cũng cùng chung trong tông môn chứ đâu có gì khác! Tuy vậy mà vẫn có ngầm ngầm chia cắt trong đó, bởi vì "cái ta" ngăn cách nhau, lẽ thật là như vậy, nó ăn sâu trong tâm thức mình. Có hiểu Phật, có tin Phật thì mình mới giải trừ cho nhẹ bớt, còn nếu mình không biết thì gây đau khổ cho mình và cho người. Do vậy, một vị Thiền sư Nhật Bản, Ngài Bàn Khuê bảo đại chúng:

"Tất cả si mê lầm lạc không chừa thứ nào, đều được tạo ra do hậu quả của sự tập trung vào bản ngã. Khi thoát khỏi một ngã chấp thì si mê không sinh".

Tức là khi mình thoát khỏi ngã chấp thì si mê không có chỗ bám.

Khi thoát khỏi một ngã chấp thì si mê không sinh.

Khi thoát khỏi một ngã chấp thì si mê không sinh.

"Ví dụ bà con lối xóm đang cãi nhau, nếu sự việc đó không liên hệ gì đến bạn thì bạn bình tĩnh nghe lời qua tiếng lại, không buồn giận gì. Không những vậy mà bạn còn sáng suốt để nhận rõ ai đúng ai sai. Nhưng bây giờ nếu chuyện cãi nhau đó có liên quan tới mình thì mình sẽ bước vào một bên trong hai phe tranh chấp đó, bạn chấp chặt những gì bên kia nói, bạn làm mờ đi nhiệm vụ chiếu sáng của tâm".

Lẽ thật là như vậy. Nghe hàng xóm cãi nhau, mà chuyện đó không dính tới mình thì rất là sáng suốt, nhận định phải quấy rõ ràng. Nhưng cuộc tranh cãi đó có dính líu tới mình, hoặc người thân, hoặc bạn bè thân thiết của mình thì mình phải đứng về phe đó, lời nói của phe kia dù có đúng mình cũng cho là sai. Đó là vì mình bị cái ta và của ta che mờ không còn sáng suốt, cho nên Ngài nói mình bị làm mờ đi sự chiếu sáng của tâm.

Những sự yêu thương trên thế gian cũng như vậy. Một hôm, vua Ba-tư-nặc hỏi phu nhân Mạt-lợi:

- Ái khanh trên đời này thương ai nhất?

Bà bèn đáp:

- Thần thiếp yêu thương bệ hạ nhất chứ còn ai nữa!

Rồi bà ngập ngừng và nói tiếp:

- Nhưng nếu bệ hạ cho phép thì thần thiếp sẽ nói thêm câu nữa.

Nghe vậy, vua ngạc nhiên và cho phép, bà mới nói:

- Trên đời này, đúng ra thần thiếp yêu thần thiếp hơn hết.

Vua thắc mắc:

- Ái khanh nói gì lạ vậy?

Bà trả lời:

- Sở dĩ thần thiếp yêu thương bệ hạ là để bệ hạ ban lại sự yêu thương cho thần thiếp. Như ngược lại, bệ hạ nói là yêu thần thiếp nhưng điều đó có thật hay không? Bây giờ đặt trường hợp thần thiếp lại đi yêu thương một người khác nữa thì bệ hạ nghĩ sao? Thì chắc là bệ hạ sẽ chém đầu thần thiếp chứ gì!

Người đệ tử Phật cần thấu hiểu lời Phật dạy để xóa bỏ tự ngã.

Người đệ tử Phật cần thấu hiểu lời Phật dạy để xóa bỏ tự ngã.

Đức Phật 'im lặng' để trả lời có tự ngã không?

Vậy rõ ràng là hai bên yêu thương nhau cũng là mang theo cái tôi. "Thần thiếp yêu thương bệ hạ để bệ hạ ban lại sự yêu thương cho thần thiếp. Bệ hạ yêu thương thần thiếp thì cũng như vậy". Cuối cùng, hai người cùng đến gặp Phật thưa hỏi và Phật xác nhận là bà nói đúng. Như trong đạo có nói từ bi, mà nếu từ bi còn mang bóng dáng cái tôi trong đó thì không còn là từ bi chân chính nữa, mà nó trở thành ái kiến, có sự thiên lệch, có ái trong đó, người nào thuận với mình thì mình mới từ bi. Phật thì không như vậy, nên gọi là vô duyên từ, thương đều hết, không có sự thiên lệch, đó mới thật sự là từ bi chân chính trong sáng. Ngài Đạt-lai Lạt-ma có lần dạy:

"Động năng nào đã khiến cho một người còn đầy sân hận, tham lam giúp đỡ một người khác, liệu người đó có thực tâm muốn giúp đỡ hay y còn có mưu cầu gì khác nữa?".

Tức là giúp đỡ mà phải có cái gì đó đền bù ở phía sau, nên sự giúp đỡ đó không được trong sáng. Quý vị thấy, có sự chấp ngã ở đâu thì có sự che mờ ở đó.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học cách trân quý từng phút giây còn sống

Sống an vui 15:00 21/11/2024

Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.

Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe

Sống an vui 13:30 21/11/2024

Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.

Thời gian chẳng ngừng trôi, và giờ đây, ta đã già

Sống an vui 07:30 21/11/2024

Một thoáng trôi qua, còn nhớ ngày xưa, ta tươi trẻ và tràn đầy hoài bão. Thời gian chẳng ngừng trôi, và giờ đây, ta đã già. Những nếp nhăn trên khuôn mặt và mái tóc bạc điểm lên hành trình dài mà ta đã trải qua.

7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể sống khỏe

Sống an vui 16:40 20/11/2024

Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.

Xem thêm