Thứ năm, 03/06/2021, 09:35 AM

Buông bỏ chấp thủ tự ngã để an vui lâu dài

Ai cũng quý thân tâm này, nó là tôi và của tôi, cũng từ đây mọi chấp thủ hình thành rồi sinh ra hết thảy phiền não khổ đau.

Đức Phật dạy cần nhìn thật kỹ, thật sâu sắc để thấy thân tâm này là duyên sinh, giả có, vô chủ, để rồi buông bớt chấp thủ về tự ngã. Buông được bao nhiêu thì an vui bấy nhiêu. Ai buông hết là giác ngộ, giải thoát.

Buông được bao nhiêu thì an vui bấy nhiêu. Ai buông hết là giác ngộ, giải thoát.

Buông được bao nhiêu thì an vui bấy nhiêu. Ai buông hết là giác ngộ, giải thoát.

“Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

- Những pháp không thích ứng của các ông, thì hãy nên lìa bỏ hết. Nếu buông bỏ những pháp này rồi, các ông sẽ được an vui lâu dài.

- Tỳ-kheo, những pháp nào không thích ứng của các ông, mà các ông phải nhanh chóng lìa bỏ? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải là pháp thích ứng của các ông, hãy lìa bỏ hết. Nếu dứt sạch pháp này rồi các ông sẽ được an vui lâu dài.

- Giống như cây cối trong rừng Kỳ-hoàn; có người đến chặt cành lá rồi đem đi, các ông cũng chẳng lấy làm lo buồn. Vì sao? Vì những cây này chẳng phải ta, chẳng phải sở hữu của ta. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, những gì không là thích ứng của các ông, hãy lìa bỏ tất cả. Nếu xa lìa hết rồi, các ông sẽ được an vui lâu dài. Những gì không phải thích ứng của các ông? Sắc không phải là thích ứng của các ông, phải lìa bỏ hết. Nếu xa lìa rồi thì sẽ được an vui lâu dài. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức không phải thích ứng của các ông, hãy nhanh chóng lìa bỏ. Nếu buông bỏ các pháp này rồi, sẽ được an vui lâu dài.

Đức Phật dạy buông bỏ những thứ tưởng là mãi mãi

- Tỳ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

- Thế Tôn, là vô thường.

Phật dạy:

-Tỳ-kheo, vậy vô thường là khổ phải không?

Các Tỳ-kheo đáp:

- Thế Tôn, là khổ.

Phật bảo:

- Nếu vô thường là khổ, là pháp biến dịch, vậy đa văn Thánh đệ tử ở trong đó có thấy có ngã, khác ngã, hay ở trong nhau không?

Các Tỳ-kheo đáp:

- Thế Tôn, không.

- Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là thường hay là vô thường?

Đáp:

- Thế Tôn, là vô thường.

Phật bảo:

- Vô thường là khổ chăng?

Các Tỳ-kheo đáp:

- Thế Tôn, là khổ.

Phật bảo:

- Nếu vô thường là khổ, là pháp biến dịch, vậy đa văn Thánh đệ tử ở trong đó có thấy có ngã, khác ngã, hay ở trong nhau không?

Các Tỳ-kheo đáp:

- Thế Tôn, không.

- Tỳ-kheo, cho nên, những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, chẳng khác ngã, chẳng ở trong nhau. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức… chẳng ở trong nhau. Thánh đệ tử phải quán sát năm thọ ấm này chẳng phải ngã, chẳng phải sở hữu của ngã. Lúc quán sát như vậy, đối với thế gian không có gì để chấp thủ. Vì không có gì để chấp thủ nên tự đạt Niết-bàn: ‘Ta, sự sinh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sinh đời sau nữa.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 269)

Cội nguồn của khổ là do vô minh, vì vô minh mà chấp thủ và tham ái.

Cội nguồn của khổ là do vô minh, vì vô minh mà chấp thủ và tham ái.

Phiền não: Buông xả chứ không buông bỏ

Khi đã thấy rõ như thật vô thường-khổ-vô ngã của năm uẩn, tuệ giác ‘không phải tôi, không phải của tôi, không phải tự ngã của tôi’ mới có mặt. Không tuệ thì không thể buông, ít tuệ thì buông ít, nhiều tuệ thì buông nhiều, toàn tuệ thì buông hết, buông hết mới được giải thoát an vui.

Đức Phật dạy: Ngũ uẩn giai không. Hãy bắt đầu thiền quán, minh sát về vô thường của sắc (thân) cho đến thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Chúng đổi thay, biến dịch, sinh diệt trong từng sát-na. Thấy rõ tính duyên sinh, giả hợp của mỗi uẩn và cả năm uẩn là tuệ giác lớn.

Cội nguồn của khổ là do vô minh, vì vô minh mà chấp thủ và tham ái. Phát huy tuệ giác để xả buông chấp thủ tự ngã chính là con đường đi đến an vui lâu dài mà Đức Phật đã đi qua và chúng ta phải thành tựu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm