Tại sao phải thấy mọi thứ là tạm bợ?
Đức Phật là bậc đại trí tuệ, đã thấy rõ và nói lên chân lý để chúng ta nhận ra sự thật, không bị mê lầm, dính mắc; để thực sự là mình sử dụng mọi thứ, không bị mọi thứ sai sử làm nô lệ nó. Được vậy mới bớt khổ đau.
Cuộc đời huyễn mộng, của cải phù du… Lẽ thật là như vậy. Song song đó lại là một sự thật khác nữa. Đó là mọi thứ trong cuộc sống như cái bàn, cây bút, điện thoại…chúng ta lại đang sử dụng nó. Tại sao lại bảo là huyễn mộng, phù du, là giả tạm?
Bởi hai lý do cơ bản:
1. Hư giả, tạm bợ là một lẽ thật, không đợi nói hay không nói
Khi chưa được đi học, sờ cái bàn thấy cứng, chúng ta cho nó là thật. Đã được đọc học từ những nghiên cứu của các nhà khoa học, mới hiểu ra cái bàn này không phải là thể rắn bền chắc. Nhờ vào nhiều phân tử, nguyên tử giao động liên tục, tạm kết hợp lại để tạo thành có một cái bàn như chúng ta đang thấy. Mới nhận ra, nó là đồ hư giả, không thật. Như vậy, bảo cái bàn là thật; đó là cái thấy hiểu của người chưa được đi học. Nếu đã được học hiểu tinh tường, sẽ biết rất rõ, cái bàn không có gì chắc thật cả. Tất cả mọi thứ trong đời cũng tương tự. Cho thấy, thấy biết mọi thứ không thật, giả tạm là thấy biết đúng sự thật, chứ không phải là một luận cứ, tư duy hay phán quyết.
Lời Phật dạy sâu sắc về việc nhẫn nhịn trong cuộc sống
2. Nhận ra sự thật để thực sự là mình sử dụng mọi thứ
Như chiếc điện thoại thông minh hiện nay, trước khi sản xuất thì nó chưa có. Hiện tại tạm có trong một thời gian nhất định rồi trở về không. Hơn nữa, khi chúng đang có cũng không do một thứ gì duy nhất chủ đạo làm nên, mà cần nhiều yếu tố kết hợp lại mà thành. Khi tan rã thì không còn. Hoặc hôm nay đang là hạng sang, nhưng mai đây rồi sẽ lỗi thời và cũng không ai thèm để ý. Vì thế, nó là hư huyễn, mong manh, không chắc thật.
Mọi thứ bản chất vốn là hư huyễn như thế, nhưng con người cứ cho là thật cho nên bị nó chi phối, sai khiến mình, là “nó đang dùng mình”, do đó con người phải khổ sở vì nó. Khi nhận ra bản chất hư huyễn, biết mọi thứ là giả tạm thì chúng ta không bị lệ thuộc quá nhiều. Nhờ vậy mà chúng ta không còn là nô lệ của mọi thứ, mới sử dụng được nó mà không bị nó chi phối sai sử mình, “là mình thực sự đang dùng nó”, vì vậy không bị khổ.
3. Kết luận
Vật chất sẽ là đích đến của những người thiếu thông minh. Và chỉ là phương tiện của những ai có trí tuệ. Đức Phật là bậc đại trí tuệ, đã thấy rõ và nói lên chân lý để chúng ta nhận ra sự thật, không bị mê lầm, dính mắc; để thực sự là mình sử dụng mọi thứ, không bị mọi thứ sai sử làm nô lệ nó. Được vậy mới bớt khổ đau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy xem mình là khách viễn du
Kiến thức 14:40 25/11/2024Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Xem thêm