Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 26/06/2023, 18:00 PM

Tại sao trong nhà lại có quỷ thần?

Trong việc tu học muốn biết mình có công phu thật sự hay không, công phu có đắc lực không thì hãy so sánh với những hiện tượng lúc bạn chưa học Phật hay lúc bạn mới học Phật gặp phải thì liền biết được.

Vì tâm hành của những người trong nhà không chánh nên chiêu cảm những quỷ thần này đến. Những quỷ thần này ở trong nhà chờ đợi thời cơ, khi thấy người nào trong nhà mà vận khí không tốt, tức là vận khí đang bị suy kém thì họ liền ra tay để gây khó dễ, để hiếp đáp người đó.

Khi gặp những chuyện bị bóng đè này hơn phân nửa là vì vận của mình đang hồi suy kém, nên những quỷ thần này mới đến chọc phá, nếu vận của mình đang thời kỳ hưng vượng thì những quỷ thần này chẳng dám đến chọc phá. Đặc biệt là những người tu học chân chánh, những quỷ thần này chẳng những không dám đến chọc phá mà còn sợ hãi lánh xa.

Cho nên khi bị bóng đè thì chúng ta phải biết lúc này vận khí của chính mình đang không tốt, nên mới bị quỷ thần đến hiếp đáp. Tại sao vận khí lại không tốt? Là do ta chẳng y pháp mà tu hành nên công phu chẳng đắc lực, các loại nghiệp chướng thi nhau hiện tiền nên làm cho vận khí của ta suy kém đi. Vì thế hãy mau mau hồi đầu y theo những gì trong Kinh Phật dạy đó mà nổ lực tu hành, có như vậy thì vận khí của chính mình mới có thể hưng vượng lên.

Ma quỷ xuất hiện vào giờ nào là nhiều nhất?

3

Có thể nói hầu như người nào trong đời cũng đều ít nhiều gặp phải hiện tượng này. Tuy nhiên, đối với người chân thật học Phật thì sau khi học Phật rồi những hiện tượng này sẽ dần giảm bớt đi. Đại khái trong 10 năm đầu học Phật thì thỉnh thoảng vẫn còn, nhưng sau 10 năm đầu thì hiện tượng này sẽ hết. Do đó, trong việc tu học muốn biết mình có công phu thật sự hay không, công phu có đắc lực không thì hãy so sánh với những hiện tượng lúc bạn chưa học Phật hay lúc bạn mới học Phật gặp phải thì liền biết được.

So sánh thế nào đây? Lúc trước mỗi khi nằm ngủ thường hay bị bóng đè, hoặc nằm mộng đều gặp phải ác mộng như đi trên đường hiểm, hay bị những người đã chết đến hiếp đáp, hay thấy mình bị những người không quen biết đuổi giết, hay thấy mình cùng các quỷ thần dạo chơi...tuy nhiên trong những cảnh mộng này tâm thái rất tán loạn, rất sợ hãi, không tự chủ được.

Sau 1 thời gian nổ lực tu hành, tuy rằng cũng có nằm mộng nhưng trong mộng lại rất tỉnh táo, mọi hoạt động đều giống như trong sinh hoạt hằng ngày vậy, không còn gặp ác mộng nữa, thì đây là công phu có tiến bộ rất nhiều. Còn nếu thường nằm mộng thấy Phật, Bồ Tát, hoặc thấy mình làm các việc Phật sự, hay mình đang tu hành thì đây đều là chuyện tốt do công phu tu hành đắc lực mà chiêu cảm được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

28 điều lợi ích khi niệm danh hiệu, đọc tụng và cúng dường Ngài Địa Tạng Bồ tát

Kiến thức 16:00 07/05/2024

Bồ tát Địa Tạng là một trong vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Bồ tát Địa Tạng có lập đại nguyện tế độ tất cả chúng sinh.

Thức ăn tinh thần của người tu

Kiến thức 13:47 07/05/2024

Nói về thức ăn, Phật dạy chúng ta rất kỹ lưỡng; theo Ngài, người tu có bốn món ăn là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực.

Nuôi bệnh được phước

Kiến thức 11:32 07/05/2024

Bệnh tật là vấn đề tất yếu của đời sống con người, có thân thì có bệnh. Người đời sống bên vợ chồng con cái khi đau ốm được người thân săn sóc, có đau mà đỡ khổ.

Nói về Giảng sư và vấn đề đào tạo Giảng sư trong Phật giáo

Kiến thức 11:10 07/05/2024

Một vị giảng sư trước hết phải có phẩm chất đạo hạnh tư cách đạo đức; học hỏi kỹ càng thông đạt Kinh Luật Luận, nắm vững, thực hành giáo lý Phật giáo, sống đúng với tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật thì mới được gọi là vị giảng sư chân chính của Phật giáo.

Xem thêm