Tâm Bồ Đề là gì ?
Bồ Đề Tâm là phương tiện để chân tâm khởi tác dụng tích cực trong cỏi trần thế. Bồ Đề Tâm là tâm thái vô hạn, vô biên, vô tận, không bị ngăn ngại bởi phiền não chấp trước của bản ngã nhỏ bé.
Ý nghĩa của Bồ Đề, còn nhiều điều cần nói. Cái tâm nói ở đây khác với cái thường nói, tâm không phải do máu thịt tạo thành, cũng không phải là hư vọng phân biệt tâm thường nói mà là hy vọng, nguyện vọng, tham muốn. Phật pháp thông thường nói đến “dục” (tham muốn) đều là nói cái không tốt, có ý chê trách. Nhưng nếu nói đến lòng tham muốn thiện pháp thì không phải là không tốt, mà là điều không thể thiếu được đối với người tu học Phật pháp. Nếu không có thiện pháp dục thì sẽ không đi tìm sự giải thóat, không trưng cầu Vô Thượng Bồ Đề. Khi đã có thiện pháp dục rồi thì sẽ theo đuổi những mặt nói trên.
Cho nên, chữ “Tâm” trong Bồ đề tâm có nghĩa là hy vọng, dục cầu, cũng có nghĩa là lập chí. Chúng ta bất luận làm việc gì cũng phải có nguyện vọng, dục cầu, lấy nó làm động lực thì mới có thể hoàn thành được việc ta muốn làm. Việc thông thường trong thế gian mà còn như vậy, huống gì chúng ta muốn hoàn thành Vô thượng bồ đề, nếu không có nguyện vọng cao cả, dục cầu nhiệt liệt thì làm sao có thể đạt được mục đích thành Phật ? Vậy tự thể nay tức là dục tâm sở trong ngũ biệt cảnh. Cái dục tâm sở này giải thích chính đáng chữ “Tâm” trong phát Bồ đề tâm. Nhưng phải biết rằng, chính cái dục tâm sở trong biệt cảnh, trên địa vị phàm hữu lậu thông với tam tính; thiện, ác, vô ký, duy cái chí nguyện dục Bồ đề này, khi bắt đầu khởi phát, tức là tùy thuận vô lậu pháp của thiện pháp hữu lậu.
Để cầu được Vô Thượng Bồ Đề mà phát sinh nguyện dục này, dựa trên nguyện dục này mà tiến lên theo hướng mục tiêu muốn đạt tới, công đức pháp vô tận mà Đại Thừa Phật quả có đều do cái dục tâm này sinh ra. Vì vậy chữ “Tâm” trong “Tâm Bồ Đề”, chúng ta không thể coi thường được.
Lại nữa, trong kinh thường hay nói đến vọng tâm, chân tâm và Bồ đề tâm.
- Vọng tâm thì bao quát tất cả những gì thuộc về đầu óc của ta, sự tư duy, nghĩ ngợi, tính toán, cho đến tình cảm, phiền não, vui buồn, yêu ghét, giận hờn. Tất cả hoạt động của những suy tư, tình cảm trên thì xoay quanh một trung tâm mà ta gọi là cái ngã, cái tôi. Cái tôi này, theo Đức Phật, thì không có thực thể, không hiện hữu. Nó chỉ là một quan quan niệm, một sự chấp trước lầm lẫn, rằng bản ngã có thật.
Vong tâm còn bao quát cả trực giác, tiềm thức, hoặc theo danh từ nhà Phật, thì gọi là thức A lại gia, thức thứ tám, hoặc tạng thức. So sánh về tầm vóc và chiều sâu: Suy tư và tình cảm đem so với thức A Lai Gia thì cũng như vài hạt bụi so với dãy núi Hy Mã Lạp Sơn.
- Chân tâm có nhiều tên: Phật tánh, chân Như, Như Lai Tạng tánh, Pháp giới tánh, thể tánh… Chân tâm thì bất biến, tuyệt đối, vô biên, vô giới hạn, siêu việt ra ngoài sự tưởng tượng, hình dung hay tiếp xúc của cảm quang bình thường. Vọng tâm chẳng làm sao có thể trắc lượng hoặc “thấy” được chân tâm. Mọi kinh nghiệm của giác quan (như bạn ngồi thiền bổng thấy Phật Bồ Tát, hào quang, cảnh nhiệm mầu) đều thuộc phạm vi của vọng tâm chứ không phải của chân tâm.
- Bồ Đề Tâm thì chẳng phải là vọng tâm, nhưng cũng chẳng phải là chân tâm, phải chăng khó hiểu qúa ? Để cho dễ hiểu, xin lấy ví dụ sau: Vọng tâm là biển nước, chân tâm là mặt trăng, thì Bồ Đề Tâm là bóng trăng trên nước. Ở đâu có trăng thì ở đó có bóng trăng. Bồ Đề Tâm là cái bóng của chân tâm.
Trăng không thể tiếp xúc với nước, nhưng bóng trăng thì gắn liền với nước. Chân tâm thì ở trong phạm vi của tuyệt đối, nó không thể khiến thế gian là cõi tương đối tiếp xúc được. Nhưng Bồ Đề Tâm thì được. Bồ Đề Tâm là phương tiện để chân tâm khởi tác dụng tích cực trong cỏi trần thế. Bồ Đề Tâm là tâm thái vô hạn, vô biên, vô tận, không bị ngăn ngại bởi phiền não chấp trước của bản ngã nhỏ bé. Cũng như bóng trăng vận hành tự tại trên mặt nước, không hề trở ngại.
Do đó cần phải nuôi dưỡng và khởi phát Bồ Đề tâm. Chỉ lo diệt phiền não thôi thì chưa đủ, và không cứu cánh. Như các vị A La Hán lậu tận, dứt hết phiền não, nhưng không thể thành Phật. Thành Phật là do phát triển Bồ Đề Tâm. Nếu bạn nuôi dưỡng được một phần Bồ Đề Tâm thì tự nhiên một phần phiền não sẽ rơi rụng mà bạn chẳng mệt nhọc diệt trừ.
Ví như thay vì kìm hãm tánh giận dữ khi thấy kẻ khác làm lỗi, cố giằng cơn giận; thì bây giờ mình tập tha thứ lỗi họ. Tìm hiểu nhân quả khiến họ sai lầm, nhất là thấu suốt những nhân tố trong tình cảm, quan niệm, để biết cách giúp đỡ “gỡ kẹt” cho họ. Tấm lòng biết tìm hiểu sự khó khăn của kẻ khác, gọi là trí huệ. Chỉ khi có trí huệ, sự tha thứ mới đem tới hiệu quả tích cực. Tha thứ hoài, mà chẳng bao giờ trách cứ ai. Đó chính là trạng thái của Bồ Đề Tâm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm