Thứ, 22/07/2019, 08:45 AM

Trang nghiêm đại lễ phát Bồ Đề tâm nguyện và cầu siêu cho thai nhi tại chùa Ba Vàng

Ngày 21/07/2019 tức ngày 19/06/2019 âm lịch tại chùa Ba Vàng (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) đã long trọng tổ chức đại lễ phát Bồ Đề tâm nguyện và cầu siêu cho thai nhi. Đại lễ diễn ra với sự tham dự của hơn 20.000 người.

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Quang lâm và chứng dự buổi lễ có sự hiện diện của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, Trụ trì chùa Ba Vàng; Đại đức Thích Khai Hiếu đại diện tăng chúng chùa Yên Tử; Ni sư Thích Nữ Tịnh Nguyện ủy viên thường trực trưởng phân ban đặc trách Ni giới Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, Phó trưởng ban trị sự GHPGVN thành phố Uông Bí cùng Phật tử của 100 đạo tràng chùa Ba Vàng, nhân dân địa phương và đông đảo du khách thập phương đã về tham dự.

Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những lễ hội lớn, mang nhiều ý nghĩa văn hóa của Việt Nam. Quán Thế Âm - tiếng Phạn gọi là Avalokitévara, nghĩa là vị Bồ tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Do Bồ tát quán sát âm thanh một cách tự tại mà chứng được bản thể chân thường của vũ trụ nên trong vũ trụ, nơi nào, lúc nào có tiếng chúng sinh đau khổ, kêu cầu thì Bồ tát hiện thân cứu độ rất tự tại, cho nên Ngài còn có tên là Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại…

Trong một năm có 3 ngày rất quan trọng kỷ niệm khánh đản của Bồ Tát Quán Thế Âm đó là ngày 19/2 vía Bồ Tát Quán Thế Âm đản sinh, 19/6 vía Bồ Tát Quán Thế Âm thành đạo và ngày 19/9 là ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia. Niệm hồng danh của Ngài, tham gia vào việc tổ chức lễ hội nhân ngày vía Quán Thế Âm đã trở thành một lễ hội lớn, mang tính khu vực, vùng miền, quốc gia chứ không còn nằm trong khuôn khổ của một ngôi chùa hay của một địa phương nào ở Việt Nam.

Tại buổi đại lễ phát Bồ Đề tâm nguyện, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã có thời pháp thoại với đại chúng. Theo thầy: “Thân người khó gặp, chúng ta phải dùng thân này hữu ích nhất. Mà hữu ích nhất không gì bằng việc phát tâm Bồ Đề, tu hành chính Pháp”.

Đại đức đã giảng giải cho quý Phật tử biết Bồ Đề tâm là gì? Thường trong Phát Bồ Đề Tâm nguyện có dạy rõ, người tu Phật muốn đạt được đến quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì không gì hơn mỗi người phải phát Bồ Đề tâm. Chữ “Bồ Đề” là tiếng Phạn, dịch là Giác. Nghĩa là mình phát cái tâm cầu được giác ngộ viên mãn thì gọi đó là phát tâm Bồ Đề. Bởi vì trên đường tu có nhiều lối rẽ. Nếu mà mình không có đại nguyện phát Bồ Đề tâm – nguyện suốt đời tu cho đến được giác ngộ viên mãn thì như vậy e rằng tu có được chút ít công đức rồi mình mắc kẹt ở quả vị thấp, hoặc là mắc kẹt ở các cảnh giới cõi...

Đại đức luôn mong mỏi, chí hướng phát Bồ Đề tâm nguyện sẽ được lan tỏa đến nhiều ngôi chùa, nhiều đạo tràng. Bởi theo Thầy, Bồ Đề Tâm nguyện có thể nói là tinh túy của Phật Pháp, là tâm giác ngộ, giải thoát. Chư Phật và chư Bồ Tát từ xa xưa đều đã phát Bồ Đề tâm. Bởi vậy, đã là một người con Phật thì mục đích phải là tu để thành Phật, là được đầy đủ tất cả các công đức để được chân thật hạnh phúc, chân thật giải thoát. Chúng sinh ở đời đắm chìm trong biển khổ sinh tử luân hồi. Và con đường duy nhất vĩnh viễn lìa khỏi khổ đau chính là tu thành Phật. Muốn thành Phật thì dứt khoát phải phát Bồ Đề Tâm – là tâm căn bản hướng dẫn cho chúng sinh trên lộ trình đạt được quả vị Phật.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã rời bỏ công danh sự nghiệp, đã dùng tâm Chân – Chính – Đại – Viên để phát Bồ Đề Tâm nguyện kiên cố, nguyện tu thành Phật, nguyện độ tất thảy chúng sinh, nguyện hoằng dương chính Pháp và giữ gìn Tam Bảo. Đó là hạnh nguyện vô cùng quý báu từ một người Thầy khả kính đã đem lại sự khâm phục, kính trọng vô bờ cho hàng đệ tử. Vì tâm nguyện rộng lớn và kiên cố ấy, dưới sự hộ trì của chư Phật, chư Thiên, thiện Thần; Đại đức với những việc làm thiết thực mà gieo nhân thành Phật đến các Phật tử. Thầy luôn mong mỏi chúng sinh đều cùng được phát Bồ Đề tâm nguyện để đạt quả vị Phật an vui.

Hàng năm cứ đến ngày 19/06 Âm lịch, Phật tử trên cả nước lại nô nức vân tập về ngôi già lam Ba Vàng để cùng nhau phát Bồ Đề Tâm nguyện dưới sự chứng minh của Thầy cùng đại Tăng, hằng mong được Thầy chỉ dẫn trên con đường tu học chính Pháp. Việc khuyến khích Phật tử phát Bồ Đề tâm để cho mình quyết chí một con đường đi thẳng từ khi phát nguyện tu hành cho đến thành Phật, dẫu có chậm, có lâu nhưng mà nhất định phải đi đến quả Cứu kính đó, chứ không có nguyện nào khác.

Trong lời phát nguyện này có hai phần. Một phần là đại diện đọc lại chí nguyện tha thiết của Phật tử và phần thứ hai là mấy mục phát nguyện. Khi phát nguyện, người đại diện đọc trước một câu, rồi những người khác cùng đọc theo. Mỗi người đều phải phát nguyện trước Tam Bảo để cho ý chí sắt đá của mình kể từ đây về sau, dù gặp hoàn cảnh nào, gặp những trường hợp khó khăn mấy cũng không có lay chuyển, vẫn tiếp cho đến ngày cuối cùng đạt được quả giác ngộ viên mãn. Đó là chí nguyện phát Bồ Đề tâm của quý Phật tử.

Ngay sau thời pháp thoại, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, Trụ trì chùa Ba Vàng cùng chư tôn đức Tăng Ni và các Phật tử đã cử hành nghi lễ niêm hương, bạch Phật cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. 

Cũng trong khuôn khổ của đại lễ phát Bồ Đề tâm nguyện, buổi chiều cùng ngày tại chùa Ba Vàng đã diễn ra lễ cầu siêu cho thai nhi. Bên trong và ngoài Phật đường, hơn hai mươi ngàn người ngồi kín, chắp tay thành tâm hướng Phật, lắng nghe Đại đức cùng chư tôn đức tăng ni tụng kinh cầu siêu. Trong tiếng tụng kinh cầu cho vong hồn siêu thoát, nhiều bậc cha mẹ chắp tay, cúi đầu rơi nước mắt khi nghĩ đến đứa con không được hưởng niềm vui sống, làm người.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh cho biết: “Lễ cầu siêu thai nhi nhằm mục đích cầu nguyện, cầu cho những hương linh thai nhi được siêu thoát, chia sẻ nỗi đau, mất mát với những bà mẹ đã một lần lầm lỡ. Nương nguyện lực cứu độ của Tam bảo, dự đàn cầu siêu, tâm thành của mỗi người là một ánh nến cùng nhau kết lại sẽ thành đuốc lửa thiêng, tạo ra năng lượng từ bi sáng soi đường về Tịnh độ cho hương linh hài nhi”.

Mỗi con người được sinh ra hay chưa thì tâm thức vẫn tồn tại, vẫn có những mối dây liên hệ với người thân. Những thai nhi không được chào đời, bị cha mẹ chối bỏ là những dạng chết đi mà không cam lòng, không chấp nhận nên không thể siêu thoát. Cầu siêu có ý nghĩa chung là người sống dùng sự thành tâm, sự sám hối, dùng công đức hồi hướng cho người đã mất, để cho những vong hồn sớm được siêu thoát. Tạo ra một đứa trẻ mà vứt bỏ đi thì vô tình người làm cha mẹ đã tạo ra một niềm oán đối với những người thân yêu nhất. Bậc làm cha mẹ nên hiểu được điều này để giữ gìn, không làm điều sai. Còn khi lỡ rồi thì phải đối mặt để giải quyết, sám hối, ăn năn cho mình, cho người. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lễ huý nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ

Tin Phật sự 08:30 03/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024 (nhằm ngày mùng 2 tháng 11 năm Giáp Thìn ), tại Tổ đình Nho Lâm (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.

Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam

Tin Phật sự 06:45 03/12/2024

Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.

Chùa Bửu Liên Quang trao 400 phần quà đến bà con nghèo H.Đức Trọng

Tin Phật sự 14:14 02/12/2024

Sáng 1-12, đạo tràng Pháp Lâm do Đại đức Thích An Đạt, trụ trì chùa Bửu Liên Quang, H.Bến Lức (Long An), làm trưởng đoàn đã hướng dẫn Phật tử đến chùa Hội Phước (H.Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) tặng quà đến những hộ nghèo tại đây.

Chùa Tích Sơn trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ

Tin Phật sự 17:18 01/12/2024

Sáng ngày 30/11/2024 (nhằm ngày 30/10 Giáp Thìn ), tại chùa Tích Sơn (TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã long trọng tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.

Xem thêm