Tâm cống cao ngã mạn là do đâu?
Thầy cho con hỏi tâm cống cao ngã mạn là do đâu, có phải là vô minh không ạ? Tu pháp gì để giảm dần tâm ngã mạn ạ?
Câu hỏi:
Con đảnh lễ thầy!
Thầy cho con hỏi: Con thấy tâm cống cao, ngã mạn là rất xấu trong con người và rất khó để thay đổi, nhưng sao con thấy các kinh điển hay các bài giảng của các thầy chỉ hay nói đến tam độc (tham, sân, si), sự che lấp của Triền cái hay sự trói buộc của kiết sử (trong kiết sử chỉ nói đến tâm ngã mạn vi tế thôi) mà không nói đến tâm cống cao ngã mạn.
Con cám ơn thầy.
Trả lời:
Cống cao (mada) ngã mạn (māna) là 2 trong 16 tuỳ phiền não (upakilesa) hoặc trong 14 bất thiện tâm sở (akusala cetasika). Nói tham sân si là nói tóm tắt thôi.
Chỉ cần tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, tức là thường trọn vẹn rõ biết mình thì các phiền não hoặc tâm sở bất thiện sẽ tự tiêu hoại, vì lúc đó các tịnh quang tâm sở đã được phát huy.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Niết bàn, sinh tử thị không hoa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:48 03/11/2024Xin Thầy giảng về câu “Niết-bàn sinh tử thị không hoa”. Con xin cám ơn Thầy.
Đạo ở ngay chỗ dừng lại mọi tìm cầu
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:17 02/11/2024Thầy từng nói Đạo Phật vốn không có giáo lý, và có rất nhiều vị đã phản đối điều này. Vì Tam Tạng Kinh Điển của Phật giáo vô số mà nói “không có giáo lý” sao được!
Không có kiểu học bình yên trong tháp ngà
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:40 02/11/2024Hỏi: Thưa Thầy ý nghĩa thật sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?
Tu hành như cọ cây lấy lửa
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:40 31/10/2024Người xưa có câu “tu hành như cọ cây lấy lửa”, theo con hiểu tức là phải quán sát tâm liên tục và miên mật. Nếu như Thầy dạy chỉ thấy mọi sự như nó đang là rất nhẹ nhàng, vậy có gì khác với câu trên ạ?
Xem thêm