Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/06/2022, 10:55 AM

Tâm của Phật – Nơi chứa tất cả những điều tuyệt đối của Từ bi và trí tuệ

Đức Phật là nơi nương tựa tuyệt đối, vững chắc về tâm linh và đạo đức muôn đời của nhân loại.

Đức Phật dạy cách điều trị bệnh tật

tam-cua-Phat 1

Trong thời đại mới ngày nay, có một thực tế là tính thực dụng của con người rất cao. Ví dụ như bây giờ nói tiên bay trên mây là không ai tin, mà người ta chỉ tin có máy bay mà thôi. Người ta tin vào chiếc xe máy, chiếc xe hơi công nghệ cao có thể chở họ đi lại được, chỉ vậy thôi. Còn những điều đạo đức, nhân quả nghe bị mờ nhạt, xa vời vì người ta tin ai mạnh người đó thắng, ai khôn người đó thành công.

Vậy nhưng, trong thời đại khoa học công nghệ tiến bộ mà mình giữ vững lòng tôn kính Phật thì thực sự là điều vô cùng quý giá. Một Đức Phật của mấy ngàn năm xưa, sống trên đất nước Ấn Độ nghèo nàn. Người dân phải sống trong cảnh nhà cửa tồi tàn, tầm thường, tiện nghi cực kỳ ít ỏi. Đức Phật của chúng ta cũng đã sống như thế, Người đắp trên mình tấm y màu nâu đi trong buổi sáng bình minh tinh sương. Trong sương mơ buổi sớm ấy, vài cơn gió sớm lất phất thổi tấm y của Ngài, Phật ôm bình bát đi như mọi người, đi đến từng nhà khất thực. Ngài đã sống cuộc sống đơn giản đến như vậy.

Nhưng chứa đựng bên trong đó là cả vũ trụ, pháp giới bao la, cả đất trời. Nơi tâm hồn ấy chứa đựng tất cả những điều tuyệt đối của từ bi, của trí tuệ. Ngày hôm nay, dù cho xã hội đã thay đổi, cuộc sống đã dồi dào hơn, xinh đẹp hơn, những tòa nhà cao rực rỡ hơn,… mà nếu ai giữ vững được lòng tôn kính Phật thì đó là những người đang cứu được thế giới này. Đó là những người giữ linh hồn ở lại cuộc đời này. Dù vật chất có tiến tới đâu, khoa học có tiến tới đâu con người ta vẫn cần một sự nương tựa về tâm linh và đạo đức.

Đức Phật là nơi nương tựa tuyệt đối, vững chắc về tâm linh và đạo đức muôn đời của nhân loại. Thế nên trong cuộc đời nhiễu nhương, hơn thua, tàn bạo, thực dụng này, mà giữ được lòng tôn kính Phật rồi chia sẻ cho mọi người lòng tôn kính Phật thì người đó chính là những người cứu thế giới ngày hôm nay. Đó là người làm cho con người bớt chạy theo cuộc sống vật dục, mà biết dừng lại, biết nhìn lại, biết tìm đến điều trừu tượng hơn, cao thượng hơn, cao siêu hơn nhưng thanh thoát hơn, bình an hơn.

Trích bài giảng “Thời đại mới, tội phước mới” – Thượng tọa Thích Chân Quang

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Cả đêm, rừng Sālā không ngủ

Đức Phật 13:25 22/03/2024

Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng. Đất trời thanh sạch như không nhiễm một chút bụi trần, có lẽ là do có sự hiện thân của một nhân cách siêu việt chăng?

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Đức Phật 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm