Nương tựa Đức Phật Dược Sư
Là người con Phật, hẳn nhiên, ai cũng từng nghe đến hồng danh Đức Phật Dược Sư được xưng tụng là "Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật".
Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật có thuyết kinh Dược Sư, được Phật tử thường trì tụng, nhất là dịp tháng Giêng hàng năm với tâm nguyện hồi hướng phước lành đọc tụng kinh ấy để "tiêu tai diên thọ", tức để tai nạn tiêu trừ, phước thọ tăng trưởng.
Trong kinh Dược Sư, Đức Phật nói, khi còn hành đạo Bồ-tát, Phật Dược Sư đã phát ra 12 lời nguyện lớn để cứu độ chúng sinh. Đó là những lời nguyện cứu giúp chúng sinh thoát nạn, bớt đói khổ, cho đến chứng đặng đạo quả Vô thượng Bồ-đề. Đương nhiên, không phải chỉ có Đức Phật Dược Sư mới có đại nguyện rộng độ chúng sinh mà tất cả chư Phật, chư Bồ-tát... đều có đại nguyện cứu vớt muôn loài chúng sinh còn nổi chìm trong biển khổ.
Tất nhiên, trong đại nguyện ấy luôn có chữ "nếu" và yêu cầu phía sau chữ ấy là sự thực hành của chúng sinh thì mới có thể cảm ứng được với đại nguyện mà các Ngài đã phát ra trong hạnh nguyện độ sinh, cứu khổ muôn loài. Do vậy, đạo Phật có sự khác biệt hơn những tôn giáo khác chính là ở chỗ đề cao vai trò của người hành đạo, gọi là hành giả. Vai trò ấy chính là "tự độ", nghĩa là phải có ý chí từ bên trong của hành giả chứ không phải trao "quyền sinh sát" nơi Phật, Bồ-tát...
Theo đó, việc nhờ vào tha lực đứng vị trí phía sau và tự lực mới là yếu tố đầu tiên quyết định, bởi mọi thứ đều là quá trình chuyển vận nhân-duyên-quả chứ không phải là sự chen ngang của một lực lượng siêu hình hoặc năng lực thần linh, siêu nhiên nào cả.
Khi hành giả/ chúng sinh có một sự thực tập thông qua những phương tiện mà Phật dạy thì từ đó chế tác được nguồn năng lượng định-tuệ và dễ dàng cảm ứng cũng như được sự gia hộ từ thần lực của chư Phật, Bồ-tát. Đó cũng là quá trình của nhân (biết, tin, hiểu lời Phật) - duyên (sự tinh tấn hành trì đúng pháp) - quả (sự thay đổi ý-ngữ-thân, thanh tịnh, tiếp xúc được thế giới chư Phật, Bồ-tát, Thánh Hiền...).
Hiểu như thế thì khi đọc tôn kinh Dược Sư chúng ta sẽ không bị chấp chặt vào chuyện lập đàn và hết bệnh đơn thuần hay trì chú Dược Sư với chỉ duy nhất mục đích là chữa bệnh nơi thân. Quan trọng hơn, khi đó tâm bệnh, tức là sự chi phối của hoàn cảnh, của nhân-quả quá khứ, ước vọng tương lai không còn tác động tới hành giả. Điều đó có nghĩa là việc hành trì của chúng ta sẽ thực sự đi-vào-bên-trong, chứ không chỉ còn lẩn quẩn ở hình tướng bên ngoài cùng sự quan sát những mầu nhiệm cụ thể từ hình tướng, thay đổi hoàn cảnh.
Nghĩa là, lúc đó, việc trị bệnh nhờ nương vào Đức Phật Dược Sư chính là trị bệnh trong tâm, do cấu nhiễm ba món độc (tham-sân-si) mà thành. Hành giả đọc tụng - nương tựa Phật Dược Sư sẽ thấy "tướng từ tâm sinh", tức thấy mọi nỗi khổ đau hay thân bệnh, nghèo khó... là bởi nhân-duyên tác tạo đời này, kiếp khác. Từ đó bắt đầu thực tập đổi thay ba nghiệp (ý-ngữ-thân) ngay, liền và thường xuyên, về cả hai mặt: 1 - chấp nhận hiện tại đang là; 2 - bắt đầu bằng những điều tốt đẹp ngay hôm nay cũng như nguyện sẽ duy trì ba nghiệp ấy cho mai sau, đến vô thỉ kiếp nữa, cho tới khi "qua bờ bên kia" (chứng Phật thừa).
Với cái thấy tương tức hay biện chứng như vậy thì hành giả quay về nương tựa Phật Dược Sư sẽ thấy trước mắt mình... bến giác không xa. Bệnh đau nơi thân có thể còn đó, cái chết có thể chốc lát nữa sẽ tới với mình, hay mai này mình sẽ xa ai đó... nhưng sự tác động của những sự thật ấy không còn làm người ấy khổ đau nữa, tức thọ cảm về sanh, tử hay bệnh, già... trở nên nhẹ nhàng, như không.
Khi đã hiểu được lời nguyện của Đức Dược Sư Phật và chấp trì danh hiệu của Ngài một cách sâu sắc trong cái thấy vi diệu như thế thì tự nhiên mình sẽ chữa được những ung nhọt của những tập khí dày sâu, hay là những "căn bệnh" ám mình từ nhiều kiếp đến giờ, khiến mình khổ lên khổ xuống. Đó là lúc mình cởi trói bản thân khỏi những biểu hiện không tốt nơi thân, nơi những mối quan hệ xung quanh, nơi xã hội... và cứ thế sống tốt để trở nên vô nhiễm, để con ma tham-sân-si trong mình không trỗi dậy chi phối mình suốt - tự khắc khỏe, nhẹ mà an, sẽ thấy Cực Lạc là đây, bây giờ...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm