Thứ bảy, 14/03/2020, 12:59 PM

Tâm hướng Phật, trí thành hoa

Nữ giới Phật giáo Việt Nam – Những tiếp cận giúp người đọc thu nhặt được khá nhiều ý tưởng để sửa chữa những khiếm khuyết của cá nhân, tăng thêm ý thức phụng sự cộng đồng.

Nữ giới Phật giáo Việt Nam Những tiếp cận, tác giả Dương Hoàng Lộc

Nữ giới Phật giáo Việt Nam Những tiếp cận, tác giả Dương Hoàng Lộc

Ni giới Việt Nam cùng Phật giáo trong dòng chảy lịch sử

Các công trình nghiên cứu và sách vở về Ni giới Việt Nam hiện nay chưa thật sự phong phú, chưa bao quát được hành trình phát triển cũng như các đóng góp của nữ tu sĩ Phật giáo Việt Nam vào thành tựu chung của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh đương đại. Chính vì vậy, Nữ giới Phật giáo Việt Nam – Những tiếp cận, cuốn sách đầu tay của Dương Hoàng Lộc là tư liệu đáng quý để hình dung và nhận thức một cách sống động, chân thật về Ni giới Việt. Không chỉ có vậy, những am hiểu về triết học, văn hóa, văn học Phật giáo của tác giả thông qua các trang viết còn cho “độc giả thế tục” cơ hội tri nhận và thực hành tinh thần cốt lõi của Phật giáo hết sức mềm mại, linh hoạt.

 Duyên lành gặp gỡ

Tiến sĩ Dương Hoàng Lộc hiện là giảng viên của Khoa Nhân học đồng thời kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm Tôn giáo-Đạo đức của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Anh sinh trưởng trong một gia đình theo đạo Phật tại Ba Tri, Bến Tre. Có thể nói, hai cơ sở quan trọng này đã đưa Dương Hoàng Lộc đến mối duyên lành với Phật giáo, giúp anh có điều kiện tiếp xúc với nhiều cơ sở Phật giáo từ Bắc đến Nam và nhận thức được tính cần thiết trong việc ghi nhận và xiển dương các thành tựu của Ni giới Việt Nam.

Nữ giới Phật giáo Việt Nam – Những tiếp cận được chia làm bốn phần rất rõ ràng: Theo dòng sự kiện, Những đóa sen thanh, Lành thay con gái Đức Phật và Lưu phương hậu thế. Hai phần đầu cho thấy đạo hạnh sáng ngời của các nữ tu sĩ cũng như những đóng góp hữu ích của họ cho đất nước và nhân dân trong mấy chục năm qua. Trong khi đó, hai phần sau tập trung giới thiệu các Ni sư Việt Nam có công đầu trong việc thiết lập và phát triển Ni đoàn, cơ sở Phật giáo; khẳng định công đức không phai của các “cội tùng” ni giới ở miền Trung và miền Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ XX như Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Như Thanh, Ni trưởng Liễu Tánh, Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện,…Cuốn sách còn có giá trị như một cẩm nang du lịch, đưa người đọc ghé thăm và hiểu biết lịch sử của các ngôi chùa Ni khắp mọi miền đất nước: Chùa Phước Viên, Chùa Bửu Hoa, Chùa Pháp Hoa, Chùa Từ Huệ, Chùa Vĩnh Bửu, Chùa Long Thành (Xẻo Son), chùa Khánh Hòa, Chùa Bà Đanh…

Cấu trúc của sách khá rõ nét: đi từ tổng cảnh tới đặc tả chân dung, khởi đầu với dòng chảy hiện tại rồi xuôi về quá khứ. Khởi đi từ hiện tại rồi ngược về quá khứ để phác họa nên bức tranh Ni giới Việt là một lựa chọn đầy chủ ý của tác giả. Vì lẽ, con người trong thời buổi trí tuệ nhân tạo hôm nay không khỏi băn khoăn và hoài nghi những liệu pháp tâm linh. Để khẳng định giá trị bền bỉ và chân chính của mình, Phật giáo nhất định phải thích ứng và song hành cùng những thay đổi của đời sống xã hội. Thì đây, những ghi chép của Dương Hoàng Lộc cho thấy Ni giới Việt Nam đang thực sự sống cuộc đời lành mạnh và khỏe khoắn: tự nguyện gây dựng hơn 40 ha vườn rừng ở Long Thành của ni giới Bửu Hoa Phước Thái, ra sức giữ gìn ngôi cổ tự Bà Đanh (Hà Nam) vốn nổi danh trong văn chương truyền miệng của Ni trưởng Thích Đàm Đam; tổ chức các khóa đào tạo ngoại ngữ cho Ni chúng, tổ chức các khóa tu mùa hè cho thanh thiếu niên, thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với Ni giới quốc tế để cùng tiến bộ và trợ giúp cộng đồng; phát áo ấm cho trẻ em vùng cao, trợ giúp kinh phí cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân tim mạch…Bằng tâm đức của người tu sĩ cộng với sự nhẫn nại, từ ái đặc trưng của nữ giới, quí Ni trưởng, Ni sư và Sư cô cả nước đã và đang thực hiện những sứ mệnh mà còn lâu lắm khoa học kĩ thuật siêu việt mới có thể làm một cách thấu đáo, trọn vẹn: chữa lành những vết thương tâm hồn, giúp con người nhận thức được lẽ vô thường trong thế gian, sự ngắn ngủi của đời người để kịp hồi tâm chuyển ý, nỗ lực học tập, lao động và tu tâm dưỡng tính.

Nữ giới Phật giáo Việt Nam – Những tiếp cận còn chứa nhiều gợi ý về việc ứng dụng các giá trị tinh hoa của Phật giáo và cơ sở Phật tự vào việc giáo dục đạo lý, tâm hồn cho người trẻ hôm nay.

Nữ giới Phật giáo Việt Nam – Những tiếp cận còn chứa nhiều gợi ý về việc ứng dụng các giá trị tinh hoa của Phật giáo và cơ sở Phật tự vào việc giáo dục đạo lý, tâm hồn cho người trẻ hôm nay.

Tinh tấn từ tâm

Vai trò của ni giới đối với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay

Nếu như hai phần đầu của Nữ giới Phật giáo Việt Nam – Những tiếp cận là những bài báo, bài phỏng vấn mang phong cách “theo dòng sự kiện” thì hai phần sau của sách chủ yếu là những cảm nhận về Ni giới, có giá trị văn học và lịch sử nhất định. Không “lên gân” mà nhẹ nhàng, tự nhiên, những trang viết của Dương Hoàng Lộc tựa lời giãi bày, tâm tình, thể hiện rõ rệt những trải nghiệm và sự trưởng thành của chính tác giả - trong một quá trình dài chứ không phải ngày một ngày hai - khi tiếp cận với Ni giới Việt Nam. Những câu văn dung dị nhưng đầy suy nghiệm, chín chắn được anh viết khi tuổi đời còn khá trẻ. Phải chăng các nhận thức đáng quý của Dương Hoàng Lộc ứng với một cú trong Kinh Pháp Cú (dẫn trong Lời nói đầu):

“Nên tránh xa kẻ ác

Hãy gần bậc hiền lành

Tôn kính bậc đáng kính

Là phước đức lớn nhất!”

Quả vậy, sách của Dương Hoàng Lộc không có nhiều lời hoa mỹ nhưng lại mở rộng khả năng tưởng tượng và trao tặng độc giả những khoảnh khắc bình an đến tận đáy lòng, như chi tiết vị Ni trưởng trụ trì Chùa Phước Viên “lấy tay vuốt đều từng tấm lá chuối bên những vạt nắng sớm”. Sách cũng không có triết lý gì mới mẻ nhưng lại ân cần nhắc ta đừng sợ hãi trước những khổ đau, mất mát của đời sống, vì sự mất đi là “sự trở về với bản tâm, về với thiên nhiên để nghỉ ngơi và chuẩn bị một hành trình tiếp tục”. Người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận nơi tác giả niềm hoan hỉ được tiếp xúc với các bậc chân sư, niềm say mê được dự phần vào các sự kiện, các hoạt động của Ni giới. Sự tinh tấn của tác giả cũng như tính thuyết phục của sách bắt nguồn từ đó. 

Không phải ai cũng có phước báu và thời gian để hạnh ngộ các “con gái Đức Phật”, để học “đức tính hỉ xả, khiêm nhường, luôn quan tâm đến người khác”. Dương Hoàng Lộc có duyên may đó và đã thể hiện được năng lực văn chương cũng như nhận thức đúng đắn, tươi sáng về chánh pháp trong cuốn sách đầu tay của mình. Nữ giới Phật giáo Việt Nam – Những tiếp cận giúp người đọc thu nhặt được khá nhiều ý tưởng để sửa chữa những khiếm khuyết của cá nhân, tăng thêm ý thức phụng sự cộng đồng. Sách còn chứa nhiều gợi ý về việc ứng dụng các giá trị tinh hoa của Phật giáo và cơ sở Phật tự vào việc giáo dục đạo lý, tâm hồn cho người trẻ hôm nay.

10 đầu sách hay Phật Giáo nên đọc

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm