Vai trò của ni giới đối với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay
BBT xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của HT. Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch TT HĐTS GHPGVN tại Hội thảo khoa học “Nữ Phật tử với Phật giáo Việt Nam” và kỷ niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch với chủ đề: “Vai trò của ni giới đối với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay"
Bởi điều kiện lịch sử qui định, do đạo đức - văn hóa - lối sống Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo đức - lối sống truyền thống của dân tộc cho nên từ buổi đầu gặp gỡ, trong suốt diễn trình lịch sử Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, gắn với mỗi thăng trầm của đất nước và vận mệnh non sông, trở thành một bộ phận bất khả phân li của lịch sử và văn hóa dân tộc. Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, hiện đại hóa đất nước, toàn dân đoàn kết thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, Tăng Ni Việt Nam là lực lượng quan trọng, dưới mái nhà chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cùng nhân dân, cùng Đảng và Nhà nước giữ gìn bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế văn hóa, ổn định đời sống chính trị xã hội, theo phương châm hoạt động của Giáo hội là “Đạo Pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Trong những năm gần đây, trên cương vị của một công dân, nhiều Tăng Ni, Phật tử đã nêu tấm gương sáng trong lao động sản xuất, tuân thủ hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, củng cố và phát huy, xây dựng và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc.
Trong những nhân tố làm nên thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước, của Phật giáo Việt Nam, đoàn thể Ni giới luôn là lực lượng tích cực triển khai và cụ thể hóa đường lối hoạt động, hiến chương và các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm linh, thiết thực dấn thân phục vụ. Bởi hơn hết, Chư Ni Phật giáo Việt Nam luôn nhận thức rõ trách nhiệm và phương châm “phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dàng chư Phật”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết súc tích phẩm chất đặc trưng của Phụ nữ Việt Nam là “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”, những đóng góp của Ni giới trong lịch sử dựng nước và gữ nước của dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt Nam đã chứng minh điều đó. Đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng đất nước, với thiên tư giới tính, với hạnh từ bi kham nhẫn của người con Phật, với truyền thống “Trung hậu - Đảm đang” được hun đúc từ ngàn đời nay, trong điều kiện mới, Nữ Phật tử Việt Nam đã chủ động hành động tích cực và có hiệu quả trong công tác An sinh xã hội và Đền ơn đáp nghĩa, được Giáo hội và xã hội đánh giá cao. Là người con Phật tu Bồ tát đạo, dù là tại gia hay xuất gia, ai ai cũng hiểu, thực hành hạnh Bố thí đúng chính pháp, đứng đầu trong Lục độ Ba-la-mật. Hình ảnh từng đoàn Phật tử, dưới sự hướng dẫn của vị Sư trụ trì, vượt qua hàng trăm ki-lô-mét tới những nơi vùng sâu vùng xa, ít thôi nhưng là tấm lòng, tới chia xẻ với những hoàn cảnh khó khăn, thiên tai bão lụt, cô nhi quả phụ, ốm đau bệnh tật... không còn xa lạ trong xã hội hiện nay, được dư luận cộng đồng tán thán. Có không ít những tấm gương Chư Ni và nữ Phật tử trong thời kỳ đổi mới đất nước được Giáo hội Phật giáo, Đảng, Nhà nước và chính quyền, cơ quan đoàn thể, các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương trao tặng những danh hiệu cao quý: Bằng khen, Huân chương và Giấy khen….
Truyền thống của các bậc danh Ni và nữ Phật tử tiền bối như Ni sư Diệu Nhân (1041-1113), Ỷ Lan (1044-1117) và các bậc Ni sư thời cận - hiện đại như Diệu Ngọc (1885-1952), Ni sư Diệu Tịnh (1910-1942), Ni trưởng Như Thanh (1911-1999), Ni trưởng Giác Nhẫn (1919 - 2003), Ni trưởng Huỳnh Liên, ni trưởng Bạch Liên; Ni trưởng Trí Hải (1938 - 2003)..., Ni sư Huệ Từ (chùa Giác Tâm - TPHCM), Ni sư Như Đức (thiền viện Viên Chiếu - Long Thành), Ni sư Như Như (Tu Viện Đại Tòng Lâm - Bà Rịa Vũng Tàu), Ni trưởng Huệ Giác (Quan Âm Tu Viện - Biên Hòa).... luôn được giới Nữ Phật tử học tập, phát huy, được xem là gương là mẫu từ trong việc học tập trau dồi hạnh tuệ đến việc hành xử thế gian hàng ngày, giáo dưỡng con cháu gìn giữ nếp nhà, công quả kinh kệ chăm lo chùa cảnh.
Ni giới Phật giáo không những làm tốt các nhiệm vụ của người “con gái Đức Phật” mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc đối với nữ Phật tử, động viên giúp đỡ họ, để họ trở thành những tấm gương sáng vừa giỏi việc nước, đảm việc nhà, trưởng dưỡng căn thiện lành lan tỏa, đi đầu trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, xây dựng chùa tiên tiến, xây dựng gia đình văn hóa… Nữ Phật tử đã rất cố gắng để xứng đáng với vai trò của mình trong gia đình và xã hội với cái tâm của người con Phật, đó là Phật sự thiết thực và hiệu quả bền vững nhất để đưa Đạo vào đời, xây dựng và duy trì đời sống tôn giáo từ trong mỗi cá nhân, tới cộng đồng nhỏ là gia đình, rộng ra là cộng đồng dân cư, quốc gia và nhân loại.
Tóm lại, đầu thế kỷ 21, số lượng chư Ni ở Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển lên đến hàng vạn người, chiếm tỉ lệ 54% trên tổng số hơn 50.000 Tăng Ni trong cả nước. Trong số đó, có nhiều vị tốt nghiệp học vị cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, và giữ nhiều trọng trọng trách quan trong trong Giáo hội, nhiều đóng góp cho những thành công của Giáo hội. Để có được một Giáo hội Phật giáo Việt Nam đổi mới, bền vững và trường tồn cùng thời gian, cùng lịch sử dân tộc, vai trò của nữ giới nói chung và đoàn thể Ni giới Phật giáo nói riêng chính là một mạch nguồn mang chính pháp đến xua đi những khổ đau, bất hạnh, lan tỏa hạnh phúc, vinh quang cho đời, cho xã hội và non sông Việt Nam. Ni giới Phật giáo Việt Nam ngày nay hãy luôn hoàn thiện bản thân mình để trong học tập, lao động, sản xuất, các công tác thiền tự, tự viện, dấn thân vào xã hội và Giáo hội để có thể đóng góp một phần quan trọng của mình nhằm duy trì bảo vệ Chính pháp. Dưới ánh sáng tâm linh của Đức Phật, chính Chư Ni cần nhiều nỗ lực hơn nữa, trau dồi những đức tính, khả năng và bản thân mình để có thể đi đến bờ Bến Giác.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đối diện với cái chết của người thân
Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.
Thiền và tập tạ
Góc nhìn Phật tử 09:30 23/11/2024Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Xem thêm