Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/12/2022, 09:58 AM

Tám nỗi khổ đau ở cõi Ta Bà

Xưa nay, theo quan niệm Phật giáo cho rằng “đời là bể khổ”. Tuy nhiên, không phải cứ nhìn vào những khổ đau là cho rằng Phật giáo đang hướng con người đến những điều tiêu cực.

Audio
Những nỗi khổ khi sống trong cõi Ta Bà

Những nỗi khổ khi sống trong cõi Ta Bà

Trên thực tế, Phật giáo đang chỉ ra bản chất của những nỗi khổ ấy, để khi con người rơi vào các hoàn cảnh đau khổ không bị quá tuyệt vọng mà biết trải qua và sống một cách tích cực hơn trong cõi vô thường ngắn ngủi này.

Chính vì vậy, trong cõi Ta Bà ở Phật giáo sẽ tồn tại tám nỗi đau khổ của nhân sinh (Bát Khổ). Khi nhận thức hết được những nỗi khổ này, con người như đang tìm ra những chiếc kim chỉ nam cho cuộc đời mình, từ đó tìm ra cách giải thoát khỏi những nỗi khổ đau đó. Những nỗi khổ đau này là:

Sinh khổ

Khi khởi nguồn bắt đầu của sự sống, nỗi khổ đầu tiên con người phải chịu là Sinh khổ. Trên đời này, rất hiếm những người nào sinh ra đời mà không khiến cho người mẹ của mình phải chịu đau đớn. Chính vì vậy, trước đây người Trung Quốc gọi ngày  “Sinh Nhật” là “Mẫu Nan Nhật”. Trong đó, Mẫu chỉ người mẹ, Nan là khó, còn Nhật là Ngày. Ngày sinh nhật chính là ngày mà người mẹ phải chịu khó, chịu khổ nhất vì mình. Chính vì vậy mới có “Sinh khổ”. Nỗi khổ này để mỗi người nhớ được cái ơn của mẹ, đến nỗi khổ mà mẹ phải chịu đựng để có được sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này.

Lão khổ

Khi đã được sinh ra trên đời, được trao cho một sinh mạng, con người ta mang theo một dáng vẻ nhưng không mang dáng dấp ấy theo suốt cuộc đời mà sẽ có sự thay đổi theo thời gian. Sống trên cõi đời này, con người phải chịu sự tác động của rất nhiều thứ xung quanh: hoàn cảnh, môi trường, con người…làm cho chúng ta dần trở nên già đi. Những dấu hiệu của sự “Lão” này thể hiện ở tóc bạc, da nhăn, chân tay run, mắt mờ, gối mỏi…Không chỉ vậy, có những người gặp nhiều phiền lo phải suy nghĩ, có khi chỉ trải qua một thời gian ngắn, thậm chí chỉ một đêm mà tóc bạc trắng đầu. Cùng là già đi, nhưng những người có suy nghĩ an nhiên, tự tại, không giữ phiền lo trong người sẽ trẻ hơn và lâu già hơn những người mang nhiều nỗi buồn rầu tâm sự. Chính vì vậy con người nên dựa vào ấy mà sống thoải mái, lạc quan, bỏ đi những nỗi muộn phiền để giảm bớt “Lão khổ”.

Bệnh khổ

Đã sinh ra và tồn tại ở trên đời thì ai cũng có bệnh. Phật giáo cho rằng con người ta có 3 loại bệnh: thân bệnh, tâm bệnh và Nghiệp bệnh. Thân bệnh là những bệnh trên thân thể từ nhẹ nhất như xây xước chân tay hay đến những bệnh hiểm nghèo như ung thư hay bại não. Tâm bệnh là những bệnh về tâm lý. Không chỉ những người bệnh tâm thần mới coi là mắc tâm bệnh. Xã hội phát triển kéo theo đó là rất nhiều áp lực, những áp lực này đè nặng khiến con người ta cảm thấy mệt mỏi, stress, thậm chí một số còn dẫn đến trầm cảm. Đây chính là tâm bệnh mà cuộc sống mang lại cho chúng ta.

Bên cạnh hai loại bệnh trên thì trong Phật giáo còn có Nghiệp bệnh. Đây là bệnh mà không bác sĩ nào chữa khỏi, là bệnh mà do nghiệp từ kiếp trước tạo thành.

Tử khổ

Có hai điều công bằng tuyệt đối trên cuộc đời này là mỗi ngày của ai cũng sẽ có 24 giờ và ai cũng sẽ đều phải chết. Chúng sinh trên đời này “sanh hữu hạn, tử vô kỳ”, không một ai có thể đảm bảo được thọ mạng của mình sẽ kéo dài được bao nhiêu lâu. Lúc sinh thời giàu có bao nhiêu, của cải nhiều bấy nhiêu, lúc mất đi cũng chỉ còn lại hai bàn tay trắng, không đem theo gì cả. Đó là số mạng, là mệnh khổ của mỗi con người trong cõi Ta Bà mà không một ai có thể tránh

Cầu bất đắc khổ

Là con người, ai cũng có những nhu cầu, những mong muốn riêng. Người nghèo thì muốn được giàu sang phú quý, kẻ xấu xí thì mong được xinh đẹp, người hiếm muộn mong có con bế bồng như bao người…. tất cả những mong muốn này không được toại ý sẽ trở thành một nỗi khổ của mỗi con người.

Ái biệt ly khổ

Ái là yêu, Ái biệt ly khổ là nỗi khổ khi bị chia xa thứ mà mình yêu thích. Ở đây không chỉ tính đến con người, mà còn có cả động vật, hay một đồ vật nào đó mà mình có tình cảm. Ái biệt ly khổ có hai loại

Khổ sinh ly: nỗi khổ này có thể thấy rõ nhất trong thời kỳ chiến tranh. Như ở Việt Nam ta thời ấy, có bao thanh niên đã phải rời xa gia đình, người thân để đi chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Người đi thì buồn khổ, kẻ ở lại thì nhớ thương, đây là nỗi khổ sinh ly.

Khổ tử biệt: Nỗi đau hơn cả sinh ly là tử biệt. Ít ra sinh ly khi chia xa người ta vẫn còn biết rằng người kia vẫn còn đang được sống, chỉ là không được ở cạnh nhau, còn khi âm dương cách biệt thì có muốn gặp cũng không còn cơ hội nữa.

Oán tắng hội khổ

Trái ngược với Ái biệt ly khổ, Oán tắng hội khổ là nỗi khổ khi thường phải gặp những người mà mình không ưa, mình ghét. Điều này gây ức chế lên tâm tưởng, tạo cho con người ta một nỗi ức chế, gây khổ đau cho chính bản thân mình. Chính vì vậy đạo Phật luôn hướng con người đến việc không khinh ghét ai, nếu không thương được thì cũng đừng ghét, mang khổ cho bản thân, cũng không có ích lợi gì.

Từ bỏ được những chấp niệm, phiền não, thù oán sẽ giúp tâm được thanh tịnh, từ đó mà bớt “Khổ”

Ngũ ấm thạnh khổ

Tuy là một trong bát khổ, nhưng nỗi khổ này lại bao hàm của 7 nỗi khổ đã kể ở trên. Ngũ ấm ( ngũ uẩn) hợp lại tạo nên thân người. Chúng hòa hợp với nhau tạo nên một bản thể hoàn chỉnh, nếu có ấm nào thạnh quá, không hòa hợp được sẽ khiến cho con người trở nên buồn bã, khổ đau. Ngũ ấm thạnh khổ bao gồm:

Sắc ấm: là thân thể vật chất tạo nên sự sống con người, được tập hợp bởi bốn yếu tố chính là Đất, Nước, Gió, Lửa. Nếu con người để tâm đến phần sắc ấm nhiều quá ( như để ý đến bản thân quá mập, quá lùn… tự ti về bản thân) sẽ khiến con người bận tâm buồn khổ.

Thọ ấm: Là các loại cảm xúc của con người như vui, buồn, tức giận, nóng, lạnh… nếu bị cảm xúc lấn át thái quá cũng dẫn đến buồn khổ.

Tưởng ấm: là những gì trong tâm tưởng mà con người không nhìn thấy được. Tâm tưởng mơ ước xa vời hay chấp niệm với một cái gì đó cũng sẽ khiến con người ta chịu khổ não.

Hành ấm: Là những gì xuất phát từ tính tình cũng như ý chí, nghị lực của con người. Trong cuộc sống mà bày mưu tính kế, hành động thái quá khiến cho con người không lúc nào được an ổn, bình thản mà buồn khổ.

Thức ấm: Là những thứ liên quan đến nhận thức, thần thức của con người. Biết quá nhiều cũng là một cái khổ, một loại gánh nặng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Nhân duyên của giàu và nghèo

Kiến thức 10:16 15/04/2024

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại tinh xá ông Anàthapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì giữa loài người với nhau, chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn? Này Thanh niên, hãy nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói:

Tám đặc điểm hiếm có trong giáo pháp Như Lai

Kiến thức 20:26 14/04/2024

“Có tám pháp hiếm có khiến các Tỳ-kheo vui thích ở trong đó. Sao gọi là tám? Trong pháp của Ta đầy đủ giới luật, không có hành phóng dật. Đó gọi là pháp hiếm có thứ nhất, các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích ở trong đó, như biển cả kia rất sâu và rộng.

Thấu lý duyên khởi, vượt thoát khổ sầu

Kiến thức 10:15 14/04/2024

Phật pháp rộng lớn uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.

Xem thêm