Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/05/2022, 08:30 AM

Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng

Trong Kinh Địa Tạng Phật giảng giải có nhấn mạnh tầm quan trọng của hồi hướng: “Nếu có thể đem thiện sự hồi hướng cho pháp giới, thì công đức người này trăm ngàn đời thọ an vui vi diệu. Nếu chỉ hồi hướng cho gia đình quyến thuộc và lợi ích của bản thân, thì chỉ hưởng có ba đời”.

Trong Kinh Địa Tạng Phật giảng giải có đủ loại công đức và nhấn mạnh tầm quan trọng của hồi hướng: “Nếu có thể đem thiện sự hồi hướng cho pháp giới, thì công đức người này trăm ngàn đời thọ an vui vi diệu. Nếu chỉ hồi hướng cho gia đình quyến thuộc và lợi ích của bản thân, thì chỉ hưởng có ba đời”.

Theo lời Phật khai thị, chúng ta có thể nhận ra: Người tu cần có tâm quảng đại, làm việc thiện không nên tham cho mình mà hồi hướng cho pháp giới, thì phúc kia không gì có thể sánh kể.

Nếu bạn bố thí hành thiện rồi hồi hướng cho phúc báu nhân thiên… mặc dù thực tế bạn có quyền “chuyển khoản” hết về “kho phúc báu nhân thiên”, nhưng xét theo cứu cánh thì việc này dễ gây ra nhân duyên chướng đạo! Bởi từ xưa đã có câu: “Phú quý khó tu”.

Ý nghĩa của hai chữ “Hồi hướng”

Theo lời Phật khai thị, chúng ta có thể nhận ra: Người tu cần có tâm quảng đại, làm việc thiện không nên tham cho mình mà hồi hướng cho pháp giới, thì phúc kia không gì có thể sánh kể.

Theo lời Phật khai thị, chúng ta có thể nhận ra: Người tu cần có tâm quảng đại, làm việc thiện không nên tham cho mình mà hồi hướng cho pháp giới, thì phúc kia không gì có thể sánh kể.

Được phú quý mà không có trí tuệ soi đường dẫn lối thì rất dễ tạo ác, cuối cùng lại bị đọa vào ác đạo, biến thành: “Tam thế oán” như trong “Tạp Thí Dụ Kinh” đã kể ra câu chuyện thế này:

“Có một trưởng giả ham phú quý nên dốc sức cúng dường chúng Tăng, gặp một vị La hán không những chẳng khen ngợi chi, mà còn bảo ông là: “Có tội”. Bởi vì trồng phúc thì sẽ được hưởng phúc báo khoái lạc nhân thiên, chính ngay lúc hưởng thụ sẽ phát sinh tâm kiêu ngạo tự cao, bất kính Phật Pháp Tăng, khởi niệm tham lam phóng dật, do vậy mà sau sẽ bị đọa ác đạo”.

Vì vậy, chỉ có phát tâm Bồ đề, quyết chí cầu giải thoát sinh tử, hồi hướng cho thành tựu vô thượng Phật đạo, mới là chánh lộ.

                                     Trích Nhân quả phụ giải Lương Hoàng Sám tập 2- Cư sĩ Quả Khanh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm