Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tâm tình của Hai Vàm Tắc ngày cuối năm

Ngày cuối năm ngồi nhớ lợi biết bao nhiêu chuyện, vui thì ít mà buồn với lo lắng thì nhiều của chùa Thanh Lương, thiệt tình Hai tui thấy rất buồn, buồn nẫu ruột luôn vậy đó.

Hổng phải ngẫu nhiên mà gia đình Hai tui có tình cảm thân thiết với cái “xứ nẫu” miền Trung dễ mến này. Thứ nhứt là cái vụ chùa Thanh Lương ở Mỹ Quang Nam (huyện Tuy An, Tp.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) từ chỗ khuất lấp trong bụi mờ làng thôn, quanh năm suốt tháng chỉ biết có mặt biển với sóng biển ngàn khơi mưu sinh, được thầy Thích Quảng Ngộ tái thiết, xây dựng.

Nếu nói chỉ có vậy thôi thì Hai tui với gia đình cũng chỉ là những lữ khách hành hương thoáng qua rồi về như biết bao nhiêu khách vãng lai khác; đằng này chùa Thanh Lương - thầy Quảng Ngộ lại là nạn nhân của lòng tâm huyết, phát triển đó, mà không phải chỉ có Hai tui và gia đình cảm thấy rất trân trọng thầy như một bông sen giữa sóng to bão dữ đâu đó nghen, mà còn là của rất nhiều bà con khắp nơi, luôn dành cho thầy sự thán phục và kính nể hết mực.

Thứ hai, số là thằng con trai thứ của Hai tui đã từ miền sông nước miệt vàm Nam bộ làm rể xứ này từ rất lâu rồi. Cái đó cũng là  nguyên nhân chính đưa đường dẫn lối của Bồ tát Quan Âm, khiến chúng tui tới với chùa Thanh Lương ngay trong chính những ngày sóng to bão dữ vậy đó.

Thương chùa Thanh Lượng tội nghiệp bao nhiêu thì Hai tui cũng quý trọng thầy Quảng Ngộ bấy nhiêu, mà nói thiệt, chùa đã vậy, Thầy đã vậy thì phật tử nơi này cũng một dạ kiên trì, nhất tâm bảo vệ Phật pháp cũng chứng ấy. Hai tui rất nể phục! Bà con phật tử nơi này luôn một lòng ủng hộ vị Thầy trẻ mà sớm nhận nhiều chướng duyên, không phải do bị sai khiến hay a dua gì đâu, mà là để bảo vệ chút phước phần của xứ mình mới vừa được nhú mầm, mà giữ lòng chí thiện để dành phước báu cho con cháu mình ngày sau.
 
Ngày cuối năm ngồi nhớ lợi biết bao nhiêu chuyện, vui thì ít mà buồn với lo lắng thì nhiều của chùa Thanh Lương, thiệt tình Hai tui thấy rất buồn, buồn nẫu ruột luôn vậy đó. Thằng con của Hai tui mới vừa rồi có về quê thăm gia đình, nó nói quý Thầy ở Ban Trị sự  Phật giáo Phú Yên vẫn chưa mở một lối sống cho thầy Quảng Ngộ.

Dù vậy, Hai tui cũng nhắc nhở thằng con mai mốt có về lại ngoài nớ nhớ dằn lòng, khuyên bà con, tránh lộng ngôn xúc phạm các quý ngài lãnh đạo PG Phú Yên, vì biết đâu các ngài cũng đương có bàn phương cách để nhằm tiếp tục nâng đỡ thầy Quảng Ngộ bởi vì sự thành công trong xây dựng đạo tràng, kiến thiết ngôi già lam, được lòng hết thảy bà con gần xa, chứng tỏ ngày trước các Ngài tin tưởng, nhìn thấy trước khả năng  của thầy Quảng Ngộ nên mới cắt cử về trụ trì cái nơi  khó khăn này? Hai tui bây giờ vẫn luôn tin như vậy. Với lại, Hai tui nghĩ tinh thần và truyền thống Phật giáo Phú Yên xưa nay  luôn thực thi đúng với lời chư Phật dạy, nhứt là mấy cá câu khẩu hiệu đi đâu cũng thấy, cũng nghe rôm rả như “Tiếp tăng độ chúng, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”…thì  nơi này  quý ngài cũng luôn cố gắng mầng gương cho hậu thế, luôn được tôn trọng  triệt để, chưa bao giờ sai trái.

Mấy cái suy nghỉ thiệt tình đó, Hai tui nhắc hoài với sắp nhỏ bởi vì gia đình mình đã có thế hệ thứ ba luôn kế thừa Phật pháp, tu học, sinh hoạt phật tử  như ai. Nói tới đây Hai tui mới nhớ, thằng cháu nội mà mấy năm trước còn ăm cơm đổ tùm lum lúc dòm thấy trên ti di mấy bà sồn sồn vô chùa tả xung hửu đột, tưởng  sắp có uýnh lộn luôn, bây giờ cũng lớn hơn, khôn hơn khi đã biết thương cho mấy  hành động sai quấy đó, thay vì căm ghét mấu bà đó như lúc đầu. Hai tui còn mắc cười hoài mỗi khi nhớ lợi cái hình ảnh  thằng cháu nội  bung tô cơm chạy  tùm lum khắp nhà, miệng thì dính nhiều hột cơm lấm lem nhưng  lúc mở miệng nói thì thiệt dễ thương, như đã có lần kê cho bà con nghe rồi đó. Bây giờ Hai tui vẫn còn giữ cây nhang (loại 5 tất mà thường ngày bà nội nó thắp ngoài tượng Quan Âm lộ thiên, nó vừa bưng chén cơm vừa rút cây nhang này chạy tới nói sẽ phạt mấy cái bà vô chùa quậy đó quý hương) bọc giấy kiếng hẵn hoi. Nó hỏi sao ông nội cứ giữ hoài vậy? Hai tui nói là để giữ cái tâm trí trong sáng của con, mới bây lớn mà đã biết tội phước, xúc phạm tăng bảo thì tương lai con sẽ hạnh phúc biết chừng nào?

Mấy vị biết hông, gia đình Hai tui đã mấy đời là đoan sinh phật tử, trong ba hình phạt ai cũng sợ nhất là quỳ hương so với thụt dầu và hít đất. Quỳ hương thì không nhọc công tốn sức như hai hình phạt kia nhưng một mình đối diện với lương tâm, mắt chăm chăm vào tàn nhang đang cháy trong khi trên cao kia đức Phật vẫn mỉm cười độ lượng, sẽ không bao giớ ai còn dám tái phạm. Tức nhiên rồi nếu so sánh với mấy bà đó với bà nội của cháu thì làm sao nó thương như thương bà mình được. Nói nào ngay, chắc rồi  hiện giờ mấy bà đó cũng nghĩ lợi việc mình mà sai quấy khó coi hồi đó mà tu tâm dưỡng tánh rồi. Nghe nói đâu vừa rồi mấy bà có sai con cháu vô phụ giúp khiêng mấy tượng Phật bằng đá mà thầy Quảng Ngộ đặt để chờ ngày  tôn trí (hình đính kèm). Như vậy là tốt rồi. Ai cũng muốn ngôi chùa này ngày sau con cháu mính  khi đi tới lễ bái, có chút niềm tự hào rằng đã có công lao mình đóng góp ít nhiều. Chùa của quê hương bản sở mình mà.

Hai tui có hứa với thằng cháu nội rằng con ráng học, ráng đi sinh hoạt với các anh chị cho tiến bộ, rồi nay mai ông bà nội sẽ dẫn con ra chùa Thanh Lương, cái nơi mà khi con còn nhỏ đã biết vọng hướng với một trái tim bé bỏng mà trong sáng, con sẽ vào đảnh lễ tôn tượng Bồ tát Quan Âm ngày trườc cũng vì thương tưởng bà con làng chài nghèo này mà thị hiện. Rồi cuối cùng con cũng sẽ được gặp Thầy Quảng Ngộ, cái ông thầy mà con từng hỏi “Mấy cái bà  hung dữ này kêu “Thằng Ngộ” là thằng nào vậy ông nội?”

Tới khi đó con sẽ hiểu thêm vì sao ông nội vẫn còn giữ mãi cây nhang dài thườn thượt mà con rút ra đòi phạt mấy bà đó quỳ hương!

Hai tui hy vọng cuộc đời cháu nội mình sẽ lớn lên từ sự  việc  vui ít buồn nhiều của chùa Thanh Lương  ngày hôm nay

“Cuối năm ngồi tính lại sổ đời…” ra-dô (radio) nhà ai đó vừa mở lên bài hát có câu đầu nặng nề như vậy. Thôi thì chỉ biết thầm mong chư Long Thần Hộ Pháp gia hộ “cho chùa khỏi tái tê” (A Di Đà Phật! Con xin sám hối giác linh cố Hòa thượng Thích Mãn Giác).

Miệt vàm ngày nước rút
Hai Vàm Tắc


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Phật giáo thường thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Phật giáo thường thức 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Phật giáo thường thức 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Phật giáo thường thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Xem thêm