Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 25/07/2021, 09:42 AM

Tận dụng khi được thân người và bí quyết tu hành

Nếu chúng ta được thân người, đầy đủ sáu căn, gặp được Phật Pháp, để hiểu rõ được luật nhân quả và sự vô thường, khổ, không của vũ trụ, hầu tiến vào tám con đường chánh thì từ thân người này sẽ vượt lên thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật.

Trong kinh A Hàm Phật dạy rằng: “Thân người khó được khó tu! Giống như biển cả, ruà mù lâu nay, mênh mông trôi dạt lưu đày, biết bao giờ gặp bộng cây chui vào?” Đúng là một việc vô cùng gian khó.

Nhưng tại sao lại khó như vậy ? có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt: (1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục” (tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị  phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnh năm điều cấm giới. Một khi sức giữ năm giới cấm, một cách lơ là, mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa” thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người, rất khó là như vậy đấy!

Khi còn nằm trong vòng “lục đạo” (Trời, người, Atula, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) như một ai trôi trong dòng sông, nếu không quyết lội vào bờ, thì sẽ bị cuốn trôi ra biển khổ, cũng vậy, nếu được làm người, mà ta không quyết tu hành tinh tấn, để thoát ly sanh tử, thì vẫn phải bị sống chết, luân hồi trong sáu con đường này. Xuôi dòng dễ hơn bơi ngược vào bờ, thoả mãn dục vọng dễ hơn phải giữ gìn giới hạnh, và khi thoải mái hưởng thụ “ngũ dục” thì tha hồ mà phạm giới: tham tài, tham sắc, tham danh, tham ăn, tham ngủ, để rồi sẵn sàng sát hại chúng sanh, phục vụ món ngon vật lạ cho vừa cái miệng, hay hãm hại người này, người nọ để tranh danh đoạt lợi…“gieo nhân phải gặt quả”, giết chúng sanh phải đền mạng, gây thù, chuốc oán cũng phải trả quả, cho nên hầu hết khó được lại “thân người” mà đều đoạ vào cõi tam đồ ác đạo là như vậy.

Thân người khó được khó tu! Giống như biển cả, ruà mù lâu nay, mênh mông trôi dạt lưu đày, biết bao giờ gặp bộng cây chui vào?

Thân người khó được khó tu! Giống như biển cả, ruà mù lâu nay, mênh mông trôi dạt lưu đày, biết bao giờ gặp bộng cây chui vào?

Tại sao Đức Phật lại nói Thân người khó được, Phật pháp khó nghe?

Lòng “tham” nặng thì “nghiệp thức” đoạ vào cõi ngạ quỷ (quỷ đói), lang thang vất vưỡng, phải lo kiếm ăn, không ai khai thị, hướng dẫn để biết cách thoát ra, tâm “sân” hận nặng thì vào cõi địa ngục khổ đau, với những hình phạt ghê gớm, không có thời gian để tu, ngu “si” nặng, thì u mê ám chướng, không phân biệt trắng đen, sống điên đảo, chẳng rõ chánh tà thì đến cõi súc sanh, phải chìm đắm mãi trong quả báo. “Nợ máu phải đền nợ máu”, “oán thù phải trả bằng oán thù” cứ thế chất chồng lên mãi, nên rất khó trở lại được thân người, là vậy.

“Hơi nước” gặp nóng bốc hơi bay lên thành mây, mây gặp lạnh đông lại thành mưa rơi xuống, ao, hồ, sông, suối…cuối cùng chảy ra biển cả, và tiếp tục hành trình như cũ. “Nghiệp thức” của chúng sanh cũng giống như “hơi nước”, nếu không “Tu” để thoát ra khỏi vòng sinh tử, thì cũng phải trôi lăn mãi trong sáu nẽo luân hồi.

Tam độc phiền não: tham, sân, si chính là nghiệp nhân của tam ác đạo, cho nên Phật chỉ dạy cho chúng ta nhất định phải cắt đứt tham sân si. Nhưng tham sân si là do ở “chấp ngã”, do “cái tôi” của mỗi chúng ta mà tạo ra cả. Còn “cái tôi” là còn tham sân si, nên việc “Tu” của chúng ta, điều tiên quyết là phải “quán chiếu nội tâm”, không chạy theo ngoại cảnh, thấy rõ được “khổ” và sự “vô thường” của vạn vật, để không ham muốn và dính mắc, mà “diệt trừ cái tôi”.

Theo như Albert Einstein đã nói: “Cái tôi và sự hiểu biết, tỷ lệ nghịch với nhau, Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng bé, hiểu biết càng ít, cái tôi càng có to” cho nên Đức Phật khi mới sinh ra đời, đã truyền đi ‘thông điệp’: “Trên Trời dưới Trời, cái “Ta” này là quan trọng nhất”, rồi suốt thời gian truyền đạo, Ngài đã phải dẫn đệ tử đi xin ăn khắp đó đây, cũng không ngoài mục đích là diệt “cái tôi” ấy và dạy rằng: Hãy “lấy trí tuệ làm sự nghiệp”. Như vậy, là người con Phật, muốn có “trí tuệ” thì “cái tôi” phải nhỏ hoặc không có.

Nếu chúng ta được thân người, đầy đủ sáu căn, gặp được Phật Pháp, để hiểu rõ được luật nhân quả và sự vô thường, khổ, không của vũ trụ, hầu tiến vào tám con đường chánh thì từ thân người này sẽ vượt lên thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật.

Nếu chúng ta được thân người, đầy đủ sáu căn, gặp được Phật Pháp, để hiểu rõ được luật nhân quả và sự vô thường, khổ, không của vũ trụ, hầu tiến vào tám con đường chánh thì từ thân người này sẽ vượt lên thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật.

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

“Luôn quán chiếu nội tâm, triệt tiêu bản ngã” mới tu hành đạt kết quả và có nhiều công đức, cũng giống như muốn trồng hoa hay những cây hữu ích, thì phải diệt trừ “cỏ cú” hay bứng hết gốc rễ của những loài cây dại, thì hoa mới phát triển đơm bông kết trái được, bèn chỉ lo “hướng ngoại tìm cầu” sẽ bị ngoại cảnh tác động, chi phối và bón bao nhiêu phân vào, sẽ bị rễ hay cỏ dại ăn hết, thì cũng tốn công vô ích. “Không có cái tôi” mới hy vọng hết tham sân si và chuyển hoá được nghiệp lực của mình, hầu tiến lên con đường giải thoát, giác ngộ (gốc của việc Tu và diệt tham sân si là ở chỗ này, đây cũng là “bí quyết tu hành”!).

Biết được thân người là khó, và được làm người với đầy đủ lục căn, là một phước báu rất lớn. Nhưng nếu ta không biết vận dụng thân người này để mà tu, chỉ lo ham muốn dục lạc thế gian thì: mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý của chúng ta sẽ thành sáu tên giặc vì “…mắt ưa xem huyển cảnh hằng ngày, tai thích tiếng mật đường dua nịnh, mũi quen ngữi mùi thơm bất tịnh, luỡi dệt thêu lắm chuyện gay go, thân ham dùng gấm vóc sa sua, ý mơ tưởng bao la vũ trụ, bởi lục dục lòng tham không đủ, lấp che đầy trí tuệ từ lâu…” cho nên từ đó có thể giết người, phá nhà, cướp của, để rồi đoạ lạc.

Nhưng khi ta biết vận dụng thân người để tu và tạo phước lành, sống “ít muốn, biết đủ” thì sẽ chuyển hoá, thân tâm thanh tịnh trong chánh niệm, lúc đó sáu căn cũng là sáu thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn. Mà cụ thể trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Pháp Sư Công Đức: “…"Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ trì kinh Pháp Hoa này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, người đó sẽ đặng tám trăm công đức nơi mắt, một nghìn hai trăm công đức nơi tai, tám trăm công đức nơi mũi, một nghìn hai trăm công đức nơi lưỡi, tám trăm công đức nơi thân, một nghìn hai trăm công đức nơi ý, dùng những công đức này trang nghiêm sáu căn đều được thanh tịnh”.

Khi tôn giả Phú-Lâu-Na thỉnh Phật chỉ dạy pháp yếu tu hành, Phật đã bảo: "Chỉ cần sáu căn không dính mắc với sáu trần, ngay đó là giải thoát". Kinh Lăng Nghiêm mô tả lời giải đáp cho nghi vấn của Ngài A-Nan, bằng lời dạy đồng thanh của mười phương Chư Phật: "Nguồn gốc của trầm luân sanh tử là sáu căn của ông; Nguồn gốc của Niết-Bàn giải thoát cũng là sáu căn của ông chứ không đâu khác”

Nếu chúng ta được thân người, đầy đủ sáu căn, gặp được Phật Pháp, để hiểu rõ được luật nhân quả và sự vô thường, khổ, không của vũ trụ, hầu tiến vào tám con đường chánh: (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tính tấn, chánh niệm, chánh định) thì từ thân người này sẽ vượt lên thành Thánh, thành Bồ Tát và thành Phật. Trong “lục đạo”, cõi Trời sung sướng quá, nên không lo tu, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tham lam, khôn khổ và mê muội quá, nên cũng không biết đường tu, chỉ có loài người, mới có khả năng và nhiều điều kiện thuận lợi nhất để tu thành Phật mà thôi.

“Luôn quán chiếu nội tâm, triệt tiêu bản ngã” mới tu hành đạt kết quả và có nhiều công đức

“Luôn quán chiếu nội tâm, triệt tiêu bản ngã” mới tu hành đạt kết quả và có nhiều công đức

Phương pháp tu học hàng ngày

Đạo Phật là đạo giác ngộ, là đạo của của tình thương và sự hiểu biết, nên khi được làm người, ta nên luôn tỉnh thức, lắng đọng tâm tư qua các pháp tu tịnh thiền, để được thân an tâm lạc, hoặc thường quán chiếu nội tâm, hay cắt đứt các duyên, để không bị ngoại cảnh chi phối, hầu thoát khỏi những mê lầm, dùng sáu giác quan của mình, thắm đượm và hoằng truyền Phật Pháp đến với mọi người được sống an lạc, thanh thoát mà đem hạnh phúc lại cho nhau, chứ không tỉnh giác, thì sẽ dễ bị vô minh sai sử, biến thành kẻ cuồng tín, với máu lạnh, giết người không gớm tay, hay ôm bôm tự sát, thì khổ đau cho nhân loại quá rồi.

Cho nên, muốn được an lạc, để tiến lên con đường giải thoát, giác ngộ, hầu thành Phật, thành Bồ Tát mà cứu độ chúng sanh, ta phải giữ gìn cấm giới, biết làm chủ bản thân, qua mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý, không cho sáu căn dính mắc sáu trần, vận dụng thân người, với sáu căn đầy đủ này, trong tinh thần “vô ngã để có sự khiêm cung và hoan hỷ, dùng “tứ nhiếp pháp” tận tuỵ, phụng sự, hầu bảo toàn công đức, mà dễ nhiếp phục và hoá độ chúng sanh. Nên nhớ, với triết lý cao siêu của đạo Phật, biết rõ rằng: “chơn không, diệu hữu”, nên hãy hân hoan, phấn khởi khi thấy mình không là gì cả, lúc đó ta sẽ thành “vô ngã” với biết bao sự “diệu hũu” của thân tâm, tha hồ mà phổ độ!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm