“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”
Phật tử hỏi: Trong kinh Pháp Cú Phật dạy “làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây” trong kinh Lăng Nghiêm con lại nghe thầy giảng thân cha mẹ sinh ra này như hạt bụi trong hư không như hòn bọt trong biển cả. Vậy là như thế nào? kính xin thầy giảng rõ cho chúng con.
Vì vô minh nên cướp đi mạng sống của loài vật
Đáp: Trong kinh Pháp Cú Phật dạy thân này khó được như rùa mù tìm bọng cây, nghĩa là rùa mù không phải đi tìm được liền liền mà 100 năm mới trồi đầu lên 1 lần, khi đó trên mặt biển cái bọng cây đương theo sóng gió mà trôi dạt. Thì như vậy chừng nào rùa mù tìm được bọng cây? Khó vô kể, cũng vậy đứng về mặt thân này, người học đạo phải hiểu cho thật kỹ nó không quý mà cũng rất quý.
Mọi lần tôi có dùng thí dụ: giả như chúng ta đi ra biển bất thần bị sống bão, chúng ta bị chìm thuyền bất chợt vớ được gốc cây mục. Trong khi mình đang chơi vơi ngoài biển cả gốc cây mục đối với mình quý hay không quý? Ai cũng biết gốc cây mục thì không quý nhưng lúc mình đang chơi vơi rất quý. Nhờ đeo gốc cây mục đó sẽ đươc người ta cứu vớt mình hoặc đeo theo gốc cây mục đó mà sóng gió sẽ tạt vào bờ. Thì gốc cây mục trong khi đang chơi vơi thì rất là quý, khi mình đến bờ thì sao? Có ai vác lên vai đem về cho bà con thấy không? Như vậy nó quý ở chặng nào? Và không quý ở chặng nào?
Tại sao Đức Phật lại nói Thân người khó được, Phật pháp khó nghe?
Nó quý ở chặng mà mình cần tu đó mình còn đương mê lầm mới tỉnh, mới biết đạo rồi thân này hoại đi thì đâu kịp cho nên lúc đó phải quý. Quý để mượn thân này làm phương tiện tu hành bởi vậy Phật cấm Phật tử không được tự tử là vậy đó. Vì được thân này là quý mình chưa tu tới đâu mà tự tử thì uổng, trở lịa được thân này đâu phải là dễ, cho nên rất là quý.
Nhưng khi mình đạt đạo rồi thì thân này còn quý nữa không? Thì ở đây trong kinh Linh Nghiêm mà quý thầy giảng nói thân này như hòn bọt như hạt bụi trong hư không đó là tại ngộ đạo rồi thành ra thấy nó không ra gì. Đó là 2 trường hợp thân rất quý trong khi còn mê vừa và tỉnh tu thì nó là quý. Nó hết quý khi ngộ rồi thấy nó là hư dối tạm bợ không còn qúy nữa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm