Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 02/01/2019, 11:26 AM

Tân lang tân nương e lệ trong lễ hằng thuận tại Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) thường xuyên tổ chức lễ hằng thuận cho các tân lang tân nương.

Gia đình chính là nơi kế tục truyền thống của tiên Tổ, là nền tảng, tế bào quan trọng của xã hội vì vậy mỗi thành viên trong gia đình không chỉ xây dựng hạnh phúc riêng cho mình mà còn phải thực hiện và giữ gìn truyền thống của ông cha để lại. Đạo Phật chú trọng đến sự tu dưỡng của mỗi con người, xong mỗi chúng ta lại từ gia đình mà ra, ảnh hưởng của gia đình đến chúng ta không nhỏ nên việc xây dựng một gia đình nề nếp, thuận hoà, hạnh phúc là vô cùng quan trọng.

Lễ Hằng thuận là cây cầu nối giữa đạo và đời, là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa văn hóa truyền thống, đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh của Phật giáo, là nét đẹp văn hóa đặc thù của Phật giáo trong lĩnh vực hôn nhân gia đình đối với người Phật tử.

Tân lang tân nương tại lễ hằng thuận Chùa Ba Vàng

Tân lang tân nương tại lễ hằng thuận Chùa Ba Vàng

Đức Phật - Bậc Đại giác – Đấng Thiên Nhân sư dẫu đã thoát ly mọi hệ lụy của Tam giới nhưng vì lòng từ bi muốn dùng mọi phương tiện để hóa độ chúng sinh, Ngài đã đưa ra lời dạy rất tinh tế dành cho người nam, người nữ trong đời sống gia đình. Và hôm nay đây, khi cánh cửa hôn nhân mở ra với các bạn, Sư Phụ đã trích dẫn và giảng giải những điều Phật dạy trong kinh Giáo Thọ Thi ca La Việt để các bạn hiểu được bổn phận của người vợ - người chồng trong gia đình. Từ đó có được cuộc sống lứa đôi hạnh phúc trọn vẹn. Bắt đầu một cuộc sống gia đình là bắt đầu gánh thêm bao trách nhiệm nhưng Sư Phụ cũng mong muốn mỗi cặp vợ chồng đều phải biết tu tập, giữ gìn giới luật của người Phật tử tại gia, biết sống yêu thương, tha thứ, tôn trọng và nhẫn nhịn nhau.

Nương vào ân đức trên Thầy cùng chư Tăng, các đôi bạn trẻ thiện nam, thiện nữ mới có nhân duyên về chùa để tổ chức lễ Hằng Thuận dưới sự chứng minh của Tam Bảo. Đây chính là bước khởi đầu mở ra cánh cửa hạnh phúc cho cuộc sống hôn nhân được xây dựng trên nền tảng của đạo Phật. Hạnh phúc gia đình chỉ có được khi được xây dựng trên nền tảng cả hai vợ chồng đều phải hiểu và thực hành bổn phận của mình theo lời Phật dạy. 

Xuất xứ lễ hằng thuận

Nhiều nguồn tư liệu cho rằng, người đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới tại chùa là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật bút hiệu là Đồ Nam Tử (1883 - 1940), quê ở Hải Dương.

Ông vốn là một nhà Nho, sau quy y theo Phật, với lòng nhiệt thành phụng sự Phật pháp, ông nghĩ, việc tổ chức lễ cưới tại chùa sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho đời sống gia đình của người phật tử, nhất là đời sống đạo đức tâm linh.

Năm 1930, bác sỹ phật tử Tâm Minh - Lê Đình Thám, đã tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng là bà Lê Thị Hoành với ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm - Huế. Đây được xem là lễ cưới điển hình đầu tiên được tổ chức tại chùa trong lịch sử Phật giáo nước ta.

Đến năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã chính thức đặt tên cho lễ kết hôn tại chùa là lễ hằng thuận. Theo tên gọi, thì “hằng” là thường xuyên, là luôn luôn, còn “thuận” là hòa thuận, là đồng thuận hướng về những điều cao thượng, chân thiện trong đời sống.

Hằng thuận có nghĩa là đôi vợ chồng luôn luôn sống hòa thuận, tương kính nhường nhịn lẫn nhau, cùng nhau vừa làm tròn trách nhiệm bổn phận của người vợ người chồng trong đời sống gia đình, đối với ông bà cha mẹ và con cái; vừa hướng đến con đường tu tập giác ngộ giải thoát, trên cơ sở giữ gìn ngũ giới, hành thập thiện và tu tập theo Bát Chánh Đạo…

Ảnh chi tiết lễ hằng thuận tại chùa Ba Vàng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm