Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/01/2021, 08:16 AM

Tết Nguyên Đán là gì? Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán qua góc nhìn của đạo Phật

Tết Nguyên Đán là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau sau một năm bận rộn, cùng thưởng thức những món cổ truyền của dân tộc trong mâm cỗ đoàn viên. Nhắc đến Tết, cảm nhận hơi ấm của Tết, trong lòng mỗi người con Việt đều dâng lên những cảm xúc bồi hồi, xao xuyến đến khó tả.

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán hay còn được gọi là Tết cổ truyền; đây là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với người dân Việt Nam. Về định nghĩa ba chữ Tết Nguyên Đán, Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là cái khởi đầu, cái nguyên sơ, cái ban đầu, “Đán” nghĩa là buổi sáng sớm. “Tết Nguyên Đán” là tiết khởi đầu, buổi sáng sớm khởi đầu và ngày mùng Một, tháng Giêng được nhân dân ta lấy là ngày đầu năm mới”.

Tết Nguyên Đán hay còn được gọi là Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán hay còn được gọi là Tết cổ truyền

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán theo quan điểm Phật giáo

Dịp gia đình sum họp, cúng lễ tiên tổ

Khi những bông hoa đào, hoa mai đã đến ngày rộ sắc khoe hương, cũng là lúc lòng người chợt dâng lên niềm mong mỏi chờ đón năm mới với bao ước vọng. Bởi Tết về như mang đến sự hòa hợp, sum vầy, Tết Nguyên Đán là dịp gia đình đoàn tụ, con cháu trở về cúng lễ tổ tiên, rồi sum họp, quây quần cùng ông bà, cha mẹ sau một năm làm việc vất vả, bôn ba đây đó để kiếm kế sinh nhai. Vì thế, Tết đã trở thành một ngày lễ tâm linh quan trọng trong đời sống dân tộc Việt Nam. Có thể nói, Tết đã thấm vào trong hồn người dân Việt Nam.

Tết Nguyên Đán – Nét đẹp lưu giữ ngàn đời

Tết Nguyên Đán là dịp gia đình sum họp, cúng lễ tiên tổ.

Tết Nguyên Đán là dịp gia đình sum họp, cúng lễ tiên tổ.

Từ bao đời nay, ngày Tết đã trở thành hồn cốt của dân tộc Việt Nam. Nhắc đến Tết, chúng ta nhớ đến những hình ảnh rất đỗi thân thương: cả gia đình quây quần, trò chuyện về một năm đã qua đi và cùng đón chào một năm mới với những ước vọng mới,...Tết lạ kỳ thật, tuy rằng nó vô tri vô giác vô hình, nhưng ẩn chứa trong sâu thẳm là cả hương vị đậm đà, kết tinh tinh hoa đạo đức của con dân đất Việt.

Là mốc đánh dấu sự đổi mới trong cuộc đời

Bên cạnh ý nghĩa gia đình sum họp, cúng lễ tiên tổ, Tết còn mang ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu sự đổi mới trong cuộc đời mỗi con người.Từ góc nhìn của đạo Phật, Đạo Phật quan niệm đời người giống như một dòng chảy và thời gian cũng vậy. Mỗi người đều có rất nhiều việc muốn thay đổi nhưng phải có một mốc thời gian nào đó để họ phát tâm, phát nguyện. Có người muốn sang năm mới sẽ có một điều gì đó thay đổi, nên họ phát nguyện lấy dịp Tết hay ngày mùng 1 Tết là ngày sẽ đổi mới để sống mới.

Ngày Tết đã trở thành hồn cốt của dân tộc Việt Nam.

Ngày Tết đã trở thành hồn cốt của dân tộc Việt Nam.

Bài cúng giao thừa Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021

Có thể nói, ngày Tết như một dấu mốc quan trọng trong đời người, kết thúc năm đã qua, mở ra một năm mới với những thay đổi mới, chặng đường mới. Mỗi mùa Tết đi qua, khi nhìn lại bản thân, có lẽ nhiều người thấy mình của hiện tại đã khác mình của quá khứ nhưng theo hướng tốt đẹp. Vì vậy, Tết cổ truyền đã tạo thành cái hồn dân tộc thấm nhuần trong mỗi con người, đem lại rất nhiều thiện Pháp, lợi ích cho tất cả chúng ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm