Chủ nhật, 06/02/2022, 14:15 PM

Tết và những trầm tích của văn hóa Phật giáo

Ngày Tết, chúng ta đoàn viên hướng tới cội nguồn, đứng trước bàn thờ gia tiên để cầu mong cuộc sống an lành hơn. Tức chúng ta đang ngập tràn vào một không gian đầy màu sắc văn hóa Phật giáo.

 Cây nêu

2606dc054047a919f056

Xưa, mỗi ngõ, giáp, thôn… người ta trồng chung một cây nêu. Nay thì có thể trước mỗi nhà cũng có thể dựng một cây nêu Tết và trang trí đèn màu rất đẹp. Sự tích về cây nêu có nhiều, nhưng chung quy lại là việc Đức Phật giúp người dân xua đuổi ma quỷ, khẳng định chủ quyền không gian sống của mình từ rừng núi đến hết biển cả. Chuyện kể rằng, ngày xưa, quỷ chiếm đoạt tất cả đất và nước, người chỉ ở và làm thuê cho quỷ. Khi nộp quả thực, người khôn nên nộp những thứ mà quỷ không dùng được. Thế là kiện tụng nhau. Đức Phật bày cho người giao ước trồng một cây tre cao, bóng đổ đến đâu thì đó là đất của người. Quỷ đồng ý. Người liền chọn một cây tre cao, treo lên đó tấm áo cà sa của Phật. Buổi sáng, khi mặt trời lên, bóng áo đổ hết núi rừng phía Tây, buổi chiều, khi mặt trời lặn, bóng áo đổ tận ngoài biển khơi xa. Từ đó quỷ không còn đất sống nữa, chúng đành đêm đến, khi không có mặt trời, thỉnh thoảng mò về làm hại người. Về dân tộc học phổ quát, nó có thể là dấu hiệu của các cộng đồng người được dựng lên khi con người khai phá và sở hữu một vùng đất nào đó. Nhưng trong văn hóa Việt, nó là một Phật thoại.

Mâm ngũ quả

Trong các kinh điển của Nho giáo, Đạo giáo không thấy sách nói về ngũ quả, chỉ có kinh truyện Phật giáo, trong Vu lan bồn kinh là giải thích kỹ nguồn gốc, ý nghĩa, tín ngưỡng về ngũ quả và sự lan tỏa của nó trong dân gian. Mục Kiền Liên tu hành đến bậc Đại A la hán. Ngài dùng thiên nhãn thấy mẹ mình bị đọa cõi ngạ quỷ. Đức Phật bày cho ngài đến kỳ hết kết hạ an cư, thiết trai đàn, dọn mâm ngũ quả, cầu sự chú nguyện của Đại đức tăng 10 phương để mẹ mình được siêu sinh tịnh độ.

mam-ngu-qua-ngay-tet-gom-nhung-qua-gi-y-nghia-mam-ngu-qua-tung-mien-202102052349416004

Ngũ quả là: loại quả có hạt, loại quả có da, loại quả có vỏ, loại có vỏ sần sùi, loại góc cạnh. Dù cuộc sống, người ta có thể tùy theo thổ ngơi mà cúng dường các loại quả khác nhau nhưng ý nghĩa hướng về tổ tiên, cầu siêu độ cho những người đã khuất, kỳ vọng về sự an lành giàu có của mình là cốt lõi. Những người có chút ý nghĩ về “âm dương ngũ hành” thì muốn gắn nó với ngũ hành, với 5 màu. Tuy nhiên, “ngũ” (tức là số 5) thì nhiều thứ đi với con số 5 lắm. Cả Nho, Phật, Đạo có ngót 1000 khái niệm gắn với chữ “ngũ”, riêng từ điển Phật giáo đã đếm thấy 469 khái niệm có chữ “ngũ” đứng đầu: ngũ ác, ngũ âm, ngũ ba la mật, ngũ canh, ngũ cảnh, ngũ chúng, ngũ đại, ngũ sắc, ngũ sinh... Và cớ gì cái chữ “ngũ” trong ngũ quả lại không gắn với gần 1000 khái niệm ấy mà lại gắn với ngũ hành. Hơn nữa, màu trong ngũ hành có màu đen là chắc chắn, thế mà mấy ai bày màu đen lên mâm ngũ quả ngày Tết. Tinh thần Phật giáo đã được khẳng định trong việc cúng dường này.

Hai cây mía

Bàn thờ ngày Tết, người ta thường dựng hai bên hai cây mía nguyên cả rễ và ngọn. Với cách giải thích dân dã, có người gọi đó là hai cây gậy để tổ tiên chống đi về cùng con cháu, có người thì nói là cầu mong cho bông lúa to như ngọn mía để mùa màng bội thu. Thực chất trong cội nguồn của nó đó là hành vi hướng về nguồn cội của Đức Phật Thích ca mâu ni, biểu tượng mà Phật tử thờ phượng. Cội nguồn của ngài cũng là cội nguồn của tôn giáo mình đang theo.

Mục Cù Đàm (Phạm âm là Gautama, nghĩa là mía) cho chúng ta biết nhiều huyền thoại của nguồn gốc Đức Phật, trong đó Phật thoại sau là tập trung nhất:

Về nguồn gốc của dòng họ Cù Đàm, cứ theo kinh Thập nhị dụ chép thì ở một kiếp lâu xa trong quá khứ, có môt vị Bồ tát làm vua, cha mẹ mất sớm, bèn nhường ngôi cho em rồi tu hành… trong vườn mía, gọi là Tiểu Cù Đàm. Thời ấy có 500 tên cướp lấy của nhà quan, trên đường tẩu thoát chạy qua vườn mía, đánh rơi những đồ lấy được trong vườn. Người đuổi bắt đuổi theo đến nơi, cho rằng Tiểu Cù Đàm là tên cướp, lấy tên bắn, máu chảy lai láng cả mặt đất. Đại Cù Đàm là thầy, dùng thiên nhãn thấy suốt, thương tiếc khóc lóc, vạt lấy máu còn đọng lại, trộn bùn đựng vào hai chiếc bát nhỏ, đặt ở hai bên trong vườn và chú nguyện. Mười tháng sau, chiếc bát bên trái hóa thành con trai, chiếc bát bên trái hóa thành con gái và từ đó lấy họ là Cù Đàm. Con cháu hai người sau này mang họ Cù Đàm và đó là họ của Thích ca mâu ni. Có truyền thuyết thì máu của vị tiên đã mọc thành hai cây mía, biến thành người nên mạng họ Gautama.

y-nghia-tuc-tho-cung-cay-mia-trong-ngay-tet-ff5cc9bd

Đĩa trầu

Trên bàn thờ, thường có đĩa trầu để cúng. Văn hóa trầu xuất phát từ trung tâm Ấn Độ. Từ đầu thế XX, bản đồ trầu đã được các nhà nghiên cứu xác lập ở phương Đông. Người ta gọi đó là bản đồ hình giọt lệ mà phần phình tròn là Ấn Độ. Văn hóa này theo Phật giáo lan tỏa vòng qua hải đảo, lên phía Bắc và chót đỉnh của giọt lệ đó là Đài Loan. Việt Nam nằm trong bản đồ đó khi Phật giáo được truyền bá. Truyện sự tích trầu cau (Tân lang truyện) được ghi sớm ở Lĩnh Nam chích quái (XIV). Trong Kho tàng truyện của tích Việt Nam (1949-1961), GS Nguyễn Đổng Chi (1915-1984) ghi lại sự tích trầu cau của người Việt và có nêu dị bản của vài tộc người khác. Nhưng nếu so sánh với truyện Ấn Độ thì ta thấy truyện người Việt gần như cùng một cốt truyện vậy. Cũng hai anh em ruột và người chị dâu, cũng người anh đi tìm em hóa thành cây cau, người vợ đi tìm anh em và biến thành cây trầu và người em biến thành tảng đá tạo nên ba thành phần cơ bản là trầu - cau - vôi và triết lý vẫn là màu đỏ của huyết thống, của ruột rà. Có khác chăng là ở truyện Ấn Độ, người em đi lính, hết chiến tranh chưa về thì người anh đi tìm. Còn truyện Việt Nam thì đó là sự hiểu lầm. Sự tương đồng này là do quá trình tiếp biến văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam trong lịch sử mà có.

Hương đăng

Hương trong nhà Phật thuộc về tỵ căn. Nó thuộc về văn hóa Phật giáo. Có các loại hảo hương, ố hương và bình đẳng hương. Hương cúng dường ngày Tết thuộc về hảo hương. Vua chúa cao sang dùng đàn hương (chiên đàn hương), trầm hương. Chốn dân gian dùng uất kim hương. Uất kim hương thuộc loài cỏ, tên khoa học là Crocus sativus, xuất tự vùng Ca- sơ- mia (Kashmir miền Bắc Ấn Độ) hoa và rễ có thể làm hương. Rễ thơm mùi trầm dùng để làm hương. Mùi hương của rễ theo kinh Phật có thể hàng phục rồng dữ và truyền bá chính pháp, bảo vệ mạng sống của cư dân. Trên các vùng đồi núi có di tích chùa Phật thời Lý-Trần, chúng ta vẫn gặp loài uất kim này mọc và trở nên hoang dã, dân gian tùy vùng mà gọi là hương lâu hoặc hương lau. Sắp Tết, người ta đi đào về từng gánh để lấy rễ làm hương liệu. Vùng Bắc bộ, từ nguyên liệu này, người ta làm ra hương bài để biếu, tặng ngày Tết.

Đăng là nói chung cho đăng lạp, nghĩa là đèn nến, là đồ cúng dường, trang nghiêm nơi thờ tự. Nghĩa bóng, nó là thí dụ cho Phật pháp như ngọn đèn phá tan bóng tối.

Chén nước thờ

Khi cúng Tết, trên bàn thờ người ta thường dâng hai chén nước chứ không dâng rượu. Không phải là cõi nhân gian không có rượu để dâng. Nhưng đó là theo ngũ giới (năm điều răn cấm) của nhà Phật: không được sát sinh, không được dâm loạn, không được trộm cắp, không được nói dối và không được uống rượu. Uống rượu là người ta loạn tâm, hay quên giáo pháp, quên lẽ sống, hay phạm những điều răn khác như sát sinh, dâm ô, trộm cắp dối trá. Khi hướng về tổ tiên, lại cần thiết cần phải giữ gìn.

Tránh u mê tâm linh: Cần nâng cao nhận thức người dân

nha-dep-homeazvn-banthophat2-1118

Đồ dùng bàn thờ

Trên bàn thờ, đồ thờ tự thường làm bằng gỗ mít. Nhà bác học Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục cây mít là từ chữ Ba la mật thụ đọc gọn mà thành. Đây là loài cây theo các nhà sư từ Ấn Độ đi truyền bá mà có. Phạm ngữ gọi là Palama. Trái dùng để ăn, thân gỗ dùng làm đồ thờ, pháp khí, lõi cây mày vàng sẫm nấu lên nhuộm đồ thờ và áo cà sa (Phạm ngữ là Kasaya, nghĩa là nhiễm sắc, tức màu nhuộm. Phật giáo nguyên thủy kiêng màu nguyên - chính sắc - như 5 màu xanh, đỏ, vàng, đen, trắng mà phải nhuộm cho không còn nguyên màu nữa, nên gọi là áo cà sa).

Gỗ mít được ưa thích dùng đóng bàn thờ, được đưa lên bàn thờ tiện độc bình, mâm bồng, vùa hương, bài vị, câu đối, hoành phi là có nguyên nhân tín ngưỡng chứ không chỉ là do nó bền, mịn hay dễ chế tác.

Ngoài những đồ thờ cúng ngày Tết được nhân dân quen dùng như trên đậm đà cội nguồn Phật giáo thì các hình thức cỗ chay, thức chay trong ngày Tết cũng chính là trầm tích của tinh thần văn hóa này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu siêu, thờ cúng tổ tiên là truyền thống hiếu đạo của dân tộc

Tâm linh Việt 10:47 12/12/2024

Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam, hiếu đạo luôn là giá trị cốt lõi, được gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ. Người Việt quan niệm rằng, thờ cúng tổ tiên và cầu siêu không chỉ là hành động tri ân người đã khuất mà còn là biểu hiện sâu sắc của tinh thần hiếu thảo, một nét đẹp văn hóa thấm đẫm tinh thần nhân văn.

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Xem thêm