Tránh u mê tâm linh: Cần nâng cao nhận thức người dân
Từ những hoạt động mê tín dị đoan nhằm trục lợi báo động về sự u mê trong thực hành tâm linh. Ngày 1/4, tọa đàm trực tuyến “Thực hành tâm linh: Cách nào tránh u mê?” do báo Đại đoàn kết tổ chức đã phân tích và hướng dẫn về cách để người dân tránh bị sa vào bẫy u mê tâm linh.
Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: Theo Hiến pháp 2013, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tất cả tôn giáo đều bình đẳng. Tín ngưỡng dân gian, dù là đạo Phật hay nhiều tôn giáo khác, thì triết lý quan trọng bậc nhất vẫn là hướng thiện. Điều đáng tiếc, ngày nay, tính thực dụng đã chen cả vào chốn thờ tự, đó là tục dâng sao giải hạn, trần tục hóa lễ hội, tranh nhau xin ấn, cướp lộc… Dòng người đổ xô đến chùa, đền phủ ngày càng mang màu sắc thực dụng, xin xỏ Phật, xin xỏ thần linh. Rõ ràng những biến tướng trong thực hành tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật. Nhiều nơi tổ chức lễ hội chỉ nhằm được lợi.
Tôi đi tu: Phật pháp cứu tôi khỏi u mê, lầm lạc
Liên quan đến nội dung “giải nghiệp”, “tạo phúc”, Thượng tọa Thích Minh Quang cho rằng, nếu muốn giải nghiệp cho tổ tiên thì phải hồi hướng, làm nhiều điều tốt. Còn việc dùng tiền để giải nghiệp thì không phù hợp với giáo lý nhà Phật.
Thượng tọa Thích Minh Quang nhấn mạnh, u mê trong tín ngưỡng, đặc biệt vấn đề trục lợi tâm linh là việc làm tội lỗi, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn hủy hoại tư tưởng, tình cảm tâm hồn của chúng ta: “Đức Phật luôn dạy đó là “duy tuệ thị nghiệp”, hãy lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Hãy phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, đâu là chính, đâu là tà để mình theo tâm an và mình bớt đi những nỗi khổ niềm đau. Đức Phật luôn dạy là đi theo con đường chính tín đến chân chính. Khi chúng ta có nhận thức chân chính thì sẽ có tư duy chân chính, khi có tư duy chân chính thì sẽ có hành động chân chính, có hành động chân chính rồi thì chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho mình cho người trong cộng đồng xã hội”.
Trùng tang và những chuyện mang màu sắc mê tín
Theo nhà sử học Lê Văn Lan, Tôn giáo và tín ngưỡng đều hướng con người tới việc làm điều thiện, tránh điều ác, thực hành tâm linh là để giúp con người đạt tới an lạc, hạnh phúc. Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà pháp luật không cấm. Thực hành tâm linh là nhu cầu tự thân và đáng tôn trọng của mỗi người, tuy nhiên có những người đi vào mê lầm, rơi vào vòng xoáy của mê tín dị đoan.
“Ngôn ngữ của đạo Phật nhấn rất kỹ về chữ “tuệ”, đó là tuệ giác, tuệ tâm, thậm chí là cái nhìn thôi thì cũng phải là tuệ nhãn. Tôi rất mong mọi người đề cao và nhắc nhở mình và tự rèn luyện cho mình chữ tuệ trong tất cả các lĩnh vực. Chúng ta nên tỉnh táo bình tĩnh sáng suốt để lựa chọn việc đi lễ thế nào để cho nó phù hợp với lợi ích của cả tâm linh, của cả thân xác chúng ta, của cả sự an toàn của cả sự phát triển xã hội”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Xem thêm