Màu áo cà sa trong kinh Pháp Cú (II)

Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia. Những đặc điểm chính của người xuất gia là trong sạch, hoàn toàn độc thân, tự ý sống nghèo nàn, khiêm tốn, đơn giản, phục vụ một cách vị tha, nhẫn nại, bi mẫn và thanh tao nhã nhặn.

 > Tư duy chính niệm trong kinh Pháp Cú

Một vị Tăng sĩ nọ có thói quen, mỗi khi tranh luận với ai mà thấy đuối lý thời mời người ấy đến một nơi khác, vào một giờ hẹn trước, để tiếp tục thảo luận cho ra lẽ. Nhưng đến ngày hẹn, thầy lại tới chỗ hẹn trước giờ và tuyên bố là vị kia đã thua tài biện luận của mình vì không thấy đến nơi hẹn. Khi câu chuyện được bạch lại với Ðức Phật, Ðức Phật giải thích thái độ của người thật sự đáng là Tỳ kheo “Chẳng phải cạo trọc đầu mà có được danh nghĩa Sa môn. Kẻ đã dứt trừ xong mọi ác ý mới là Sa môn”:

(Pháp Cú 264)

Người mà nói dối, nói sai

Lại thêm phá giới, sống đời buông lung

Dù đầu cạo tóc hết luôn

Cũng chưa xứng gọi Sa Môn tu hành

Huống còn tham dục đầy mình

Làm sao lại xứng trở thành Sa Môn.

(Pháp Cú 265)

Bao nhiêu điều ác ở đời

Dù cho lớn, nhỏ ai người dứt luôn

Chính nhờ điều ác không còn

Xứng danh được gọi Sa Môn tu hành.  

Trau dồi năm căn lành tốt là: lòng tin nơi “Tứ Diệu Đế”, ý niệm chánh pháp, quyết tâm tu tập, tâm không vọng động và suy xét hiểu rõ chân lý. Vượt khỏi năm điều trói buộc là: tham ái, sân hận, si mê, ngã mạn và tà kiến.

Trau dồi năm căn lành tốt là: lòng tin nơi “Tứ Diệu Đế”, ý niệm chánh pháp, quyết tâm tu tập, tâm không vọng động và suy xét hiểu rõ chân lý. Vượt khỏi năm điều trói buộc là: tham ái, sân hận, si mê, ngã mạn và tà kiến.

Vài vị Tỳ kheo đã thành đạt những tiến bộ tinh thần khá cao nhưng không kiên trì tinh tấn để đắc quả A La Hán ngay. Họ nghĩ rằng họ đã thành công trong việc tu tập như thế thời dễ dàng có thể trở thành A La Hán lúc nào cũng được. Họ đến yết kiến Đức Phật và nói lên ý nghĩ đó. Ngài khuyên “Chẳng phải vì thuộc giới luật, học rộng, nghe nhiều, chứng ngộ tu thiền, sống cô độc mà tự mãn khi chưa thành đạt mục tiêu cuối cùng, khi mà mê lầm, phiền não còn trong tâm”. Các Tỳ kheo nhờ đó mà tinh tấn tu tập hơn và chứng quả:

(Pháp Cú 271 - 272)

Không vì giới luật luôn theo

Không vì học rộng, nghe nhiều giỏi thêm

Không vì chứng ngộ tu thiền

Hay là cô độc sống riêng một mình

Mà cho là đã đạt thành

“Niềm vui giải thoát, hương lành xuất gia

Phàm phu không thể sánh qua!”

Tỳ Kheo chớ có tỏ ra bằng lòng

Khi mà trừ diệt chưa xong

Mê lầm, phiền não còn trong tâm mình.  

Năm thầy Tỳ kheo, mỗi thầy tự chế một giác quan. Các thầy bạch hỏi Ðức Phật để biết giác quan nào khó chế ngự hơn hết. Ðức Phật dạy điều phục giác quan nào, căn nào, cũng khó như nhau, nhưng người tu hành đồng thời phải chế ngự được đủ các căn mới tiến đến được giải thoát:

(Pháp Cú 360 - 361)

Người nào chế ngự được ngay

Mắt, tai, mũi, lưỡi: lành thay vô ngần!

Lại thêm chế ngự được thân

Cũng như lời nói và tâm ý mình

Nói chung quả thật tài tình!

Tỳ Kheo nào bản thân mình thật hay

Chế ngự xong mọi điểm này

Khổ đau giải thoát, đọa đày tiêu tan.

Người dứt bỏ thằng thúc sẽ vượt qua trận lụt, “vượt dòng nước lũ mênh mông”, tức là đã giác ngộ và giải thoát.

Người dứt bỏ thằng thúc sẽ vượt qua trận lụt, “vượt dòng nước lũ mênh mông”, tức là đã giác ngộ và giải thoát.

Một Tỳ kheo có tài ném đá, trăm phát trúng cả trăm. Một hôm thầy ra tắm sông cùng một số bạn đồng tu. Muốn khoe khoang tài của mình, thầy liệng cục đá vào đầu một trong hai con thiên nga đang bơi lội gần đó, làm nó bị chết. Ðể khuyên dạy, Ðức Phật giải thích trạng thái thích đáng mà một người Tỳ kheo cần phải có:

 (Pháp Cú 362)

Người nào chế ngự tay chân

Giữ gìn lời nói và tâm ý mình

Thích ưa thiền định nhiệt thành

Độc thân, tự tại, tu hành cô liêu

Biết đầy đủ, chẳng ham nhiều

Xứng danh là bậc Tỳ Kheo vô cùng.

Một thầy Tỳ kheo đã lăng mạ hai vị đại đệ tử của Ðức Phật là các tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên nên bị đọa địa ngục. Đức Phật nhân cơ hội này dạy rằng một Tỳ kheo phải kiểm soát lời nói, ăn nói hiền từ hoà nhã, không tự phụ, thì khi diễn bày ý nghĩa của kinh điển lời sẽ êm dịu rõ ràng. Ăn nói khôn khéo ở đây có nghĩa là trí tuệ:

(Pháp Cú 363)

Tỳ Kheo ngôn ngữ thuần rồi

Nói câu khôn khéo, tránh lời tự cao

Thì khi giảng Pháp ngọt ngào

Muôn phần êm dịu, xiết bao rõ ràng

Một vị Tăng sĩ biết Ðức Phật sắp nhập Niết Bàn, cố tránh không làm theo những vị khác. Thầy rút về tịnh thất mình, lấy giáo pháp làm đề mục hành thiền nhằm thành đạt đạo quả A La Hán. Vì hiểu lầm thái độ của thầy, các vị khác đem câu chuyện bạch lại với Ðức Phật. Khi nghe thầy đó giải thích ý định của mình, Ðức Phật tán dương thầy:

(Pháp Cú 364)

Tỳ Kheo chánh pháp tuân theo

Một lòng suy tưởng, mến yêu đạo mầu

Tư duy chánh pháp thâm sâu

Sẽ không sa đọa. Chẳng bao giờ rời

Mãi theo chánh pháp tuyệt vời.

Cắt đứt được năm điều phiền não là: cái tôi, hoài nghi, cố chấp sai lầm trong nghi thức cúng tế, luyến ái và sân hận. Dứt bỏ được năm điều ô trược là: tham ái, sân hận, phóng dật, kiêu căng và mê muội.

Cắt đứt được năm điều phiền não là: cái tôi, hoài nghi, cố chấp sai lầm trong nghi thức cúng tế, luyến ái và sân hận. Dứt bỏ được năm điều ô trược là: tham ái, sân hận, phóng dật, kiêu căng và mê muội.

Một thầy Tỳ kheo nhận lời mời của một đệ tử của Ðề Bà Ðạt Ða đến tu viện riêng của Đề Bà Đạt Đa và sống vài ngày trong sự tiếp đón nồng hậu của chủ. Khi trở về chùa, các vị khác đem câu chuyện bạch lại với Ðức Phật. Ðức Phật khuyên dạy thầy và các vị khác là “nên biết đủ” và “đừng khinh thường những gì mình thọ lãnh”:

(Pháp Cú 365)

Điều mình thọ lĩnh được rồi

Chớ nên coi rẻ, buông lời khinh khi,

Người ta thọ lĩnh được chi

Chớ thèm, chớ muốn thứ gì của ai,

Tỳ Kheo ganh tỵ người ngoài

Khó mà an trú cho nơi tâm mình

Bao điều thiền định tốt lành. 

(Pháp Cú 366)

Tỳ Kheo thọ lĩnh cúng dường

Ít nhiều cũng chẳng coi thường khinh chê

Cứ luôn sinh hoạt mọi bề

Siêng năng, thanh tịnh không hề buông lơi

Chư thiên khen ngợi hết lời.

Từ bi chất chứa trong tâm và Tỳ kheo luôn luôn đem nguồn vui đến cho mọi người, cứu khổ mọi loài. Tỳ kheo lấy từ tâm đối xử với mọi người, vui thích với giáo pháp, sẽ đạt đến cảnh giới an lạc và được giải thoát khỏi sầu khổ:

(Pháp Cú 368)

Tỳ Kheo chất chứa trong tâm

Từ bi hoa nở hương thầm bay xa

Vui trong giáo pháp Phật Đà

Sẽ mau đạt cảnh thăng hoa Niết Bàn

Nhanh siêu thoát, sớm bình an

Chẳng còn phiền não, vô vàn sướng vui.

Người dứt bỏ thằng thúc sẽ vượt qua trận lụt, “vượt dòng nước lũ mênh mông”, tức là đã giác ngộ và giải thoát: 

 (Pháp Cú 370)

Tỳ Kheo nào cắt đứt xong

Năm điều phiền não chẳng còn vấn vương,

Năm điều ô trược dứt luôn,

Năm căn lành tốt tìm phương trau dồi,

Năm điều trói buộc vượt rồi

Xứng danh được gọi là người thành công

“Vượt dòng nước lũ” mênh mông.

Đức Phật dạy rằng Tỳ kheo phải chuyên cần hành thiền, đừng xao lãng, phải hết sức chú ý và tập trung tư tưởng, theo dõi hơi thở, giữ chánh niệm và tỉnh giác, đừng để tâm chạy theo dục lạc. Không vì phóng túng mà nuốt hòn sắt nóng dục lạc.

Đức Phật dạy rằng Tỳ kheo phải chuyên cần hành thiền, đừng xao lãng, phải hết sức chú ý và tập trung tư tưởng, theo dõi hơi thở, giữ chánh niệm và tỉnh giác, đừng để tâm chạy theo dục lạc. Không vì phóng túng mà nuốt hòn sắt nóng dục lạc.

Cắt đứt được năm điều phiền não là: cái tôi, hoài nghi, cố chấp sai lầm trong nghi thức cúng tế, luyến ái và sân hận. Dứt bỏ được năm điều ô trược là: tham ái, sân hận, phóng dật, kiêu căng và mê muội. Trau dồi năm căn lành tốt là: lòng tin nơi “Tứ Diệu Đế”, ý niệm chánh pháp, quyết tâm tu tập, tâm không vọng động và suy xét hiểu rõ chân lý. Vượt khỏi năm điều trói buộc là: tham ái, sân hận, si mê, ngã mạn và tà kiến.

Đức Phật dạy rằng Tỳ kheo phải chuyên cần hành thiền, đừng xao lãng, phải hết sức chú ý và tập trung tư tưởng, theo dõi hơi thở, giữ chánh niệm và tỉnh giác, đừng để tâm chạy theo dục lạc. Không vì phóng túng mà nuốt hòn sắt nóng dục lạc. Lúc cháy phỏng mới ăn năn, than thở thì đã muộn rồi:

(Pháp Cú 371)

Tỳ Kheo hãy cố tu thiền

Chớ nên buông thả, chớ nên lơ là

Tâm mình ái dục tránh xa

Đừng chờ nuốt sắt nóng mà kêu than:

“Thân thiêu đốt khổ vô vàn!”

(Còn tiếp)

Theo: daophatngaynay.com

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật thuyết về người con hiếu thảo

Kinh Phật 09:01 06/01/2025

Một hôm Đức Phật hỏi các vị sa-môn: Cha mẹ sinh được con, phải chịu mười tháng mang thai, thân như bệnh nặng, đến ngày sinh sản, mạng mẹ nguy nan, lòng cha sợ hãi, tình cảnh lúc ấy, thật khó tả hết. Sau khi sinh xong, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. Lòng mẹ chí thiết, máu biến thành sữa, tắm rửa ẳm bồng, lo cho cơm áo, dạy dỗ bảo ban, dâng cầu thầy bạn, phụng hiến lên vua.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 7)

Kinh Phật 15:04 05/01/2025

Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 6)

Kinh Phật 15:56 04/01/2025

Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 5)

Kinh Phật 10:48 03/01/2025

Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

Xem thêm