Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 06/09/2021, 09:36 AM

Thái Lan tái chế rác thải nhựa thành đồ bảo hộ chống Covid-19

Trước tình trạng khan hiếm về đồ bảo hộ y tế, đất nước xứ chùa vàng đã triển khai một sáng kiến vô cùng độc đáo - tận dụng tái chế rác thải nhựa thành đồ bảo hộ PPE phòng chống dịch.

Đại dịch Covid-19 diễn ra đã kéo theo một “cơn ác mộng” khác nguy hiểm không kém, tạo ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường sống chúng ta mang tên “Đại dịch rác thải nhựa”. Với việc khan hiếm đồ bảo hộ y tế, Thái Lan đang tận dụng lượng rác thải nhựa lớn của nước này để tái chế thành quần áo bảo hộ cho những người chống Covid-19.

Theo Reuters, hàng triệu chai nhựa đã được thu gom, cắt nhỏ và tái chế làm đồ bảo hộ cá nhân (PPE) cho các bệnh viện hoặc các ngôi chùa Phật giáo - nơi các nhà sư làm công tác hỏa táng các nạn nhân COVID. Tính đến nay, có đến 18 triệu chai nhựa đã được thu gom, cắt nhỏ và biến thành sợi để dệt thành các bộ đồ bảo hộ PPE.

Bộ đồ PPE làm từ vỏ chai nhựa tái chế. Ảnh: Reuters

Bộ đồ PPE làm từ vỏ chai nhựa tái chế. Ảnh: Reuters

Tại nhà máy, sợi được làm từ chai tái chế được kéo thành cuộn lớn sau đó dệt thành vải và được xử lý chống nước để ngăn các hạt bụi chứa virus xuyên qua. Cứ 18 chai rác thải nhựa có thể tạo ra một bộ đồ bảo hộ PPE đạt chuẩn và được tái sử dụng nhiều lần.

Các tình nguyện viên của chùa đã may những bộ PPE màu cam cho các nhà sư, người lo việc tang lễ và người quét đường. Ngoài ra, các bộ PPE cũng đang được gửi đến hàng ngàn ngôi chùa có nhu cầu trên khắp nước này.

Sau khi được tái chế, vải được tình nguyện viên của chùa may thành những bộ PPE. Ảnh: Reuters.

Sau khi được tái chế, vải được tình nguyện viên của chùa may thành những bộ PPE. Ảnh: Reuters.

Nhà sư Phra Maha Pranom Dhammalangkaro - trụ trì chùa Chakdaeng tại tỉnh Samut Prakan gần thủ đô Bangkok, cho biết: “Có những lúc rất khó để tìm được những bộ PPE, thậm chí đôi khi có tiền cũng không mua được”.

Mặc dù những bộ đồ này không phải là đồ y tế chuyên dụng, chúng vẫn một phần nào giúp bảo vệ cho những người có khả năng tiếp xúc với virus SARS-CoV-2.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

Xem thêm