Thứ sáu, 09/08/2019, 09:13 AM

Các nhà sư ở Thái Lan may áo choàng làm từ chai nhựa tái chế

Theo trang Buddhistdoor đưa tin, các nhà sư của Wat Chak Daeng, một ngôi chùa Phật giáo trên đảo nhân tạo Bang Kachao ở Bangkok, Thái Lan, đã tích hợp thực hành Pháp của họ với nhận thức về môi trường bằng cách tái chế chai nhựa để tạo ra áo choàng tu sĩ.

Các nhà sư sắp xếp qua các chai nhựa tại Wat Chak Daeng. Nguồn: news4europe.eu

Các nhà sư sắp xếp qua các chai nhựa tại Wat Chak Daeng. Nguồn: news4europe.eu

Bài liên quan

Hòa thượng Thipakorn, một trong những nhà sư đưa ra sáng kiến này nhận xét: “Không có sự khác biệt lớn giữa áo choàng may từ vải hay từ nhựa tái chế. Bản thân tôi mặc một chiếc áo choàng bằng nhựa tái chế và chúng rất giống với những chiếc áo truyền thống.”

Theo thông tin trên trang Buddhistdoor, dự án tái chế này là một ví dụ về ứng dụng công nghệ hiện đại bằng cách chuyển đổi chai nhựa thành vải có thể mặc được. Trước hết, các chai nhựa bỏ đi được thu thập trong khu chùa. Sau khi nén chúng được đóng gói thành kiện và gửi đến nhà máy chế biến, nhựa từ những chai nhựa thu gom sẽ được xử lý tan chảy và may thành vải sau đó được đưa trở lại chùa. Tình nguyện viên trong chùa thiết kế lại những vải tái chế ấy thành áo choàng cho các nhà sư. “Cho đến bây giờ, chúng tôi đã tạo ra khoảng 200 chiếc áo choàng”, ôngThipakorn cho biết.

Một tình nguyện viên gấp một chiếc áo choàng làm từ chai nhựa tái chế tại Wat Chak Daeng. Nguồn: news4europe.eu

Một tình nguyện viên gấp một chiếc áo choàng làm từ chai nhựa tái chế tại Wat Chak Daeng. Nguồn: news4europe.eu

Một hiệp hội cộng đồng địa phương nhận được hỗ trợ tài chính từ các công ty lớn và sự bảo trợ từ Cung điện Hoàng gia Thái Lan đang giám sát sáng kiến này. Năm nay họ đã thực hiện đầy đủ bảy bộ áo choàng tu sĩ.

Theo báo cáo phương tiện truyền thông, phải mất khoảng 30 chai nhựa polyetylen terephthalate (PET) khoảng 30 lít để sản xuất một bộ áo choàng, mỗi chiếc bao gồm 30 đến 35% nhựa tái chế, kết hợp với bông và các loại  nguyên vật liệu khác.Theo Nikkei Asian Review, Thái Lan đứng sau Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Sri Lanka là nước đóng góp lớn thứ sáu vào chất thải đại dương trên thế giới, tạo ra 1,03 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm, với hơn 3 mỗi tấn phần trăm tìm đường vào đại dương.

Bài liên quan

Một cuộc khảo sát của chính phủ năm 2017 cho thấy mỗi người Thái Lan sử dụng trung bình tám túi nilon mỗi ngày, tương đương khoảng 198 tỷ mỗi năm. Ô nhiễm nhựa, nilon rõ ràng không chỉ là vấn đề ở Thái Lan mà là vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến môi trường đất liền và biển. Ai cũng biết rằng sự phụ thuộc của con người vào nhựa đang gây ra thiệt hại môi trường vô cùng to lớn. Các nhà sư của Wat Chak Daeng cũng đang sử dụng chất thải nhựa để sản xuất đồ nội thất, giúp tạo ra một môi trường sống bền vững hơn. Ngoài áo choàng, các nhà sư tái sử dụng nắp chai và nhãn để làm ghế và các vật dụng khác. Đây là những tấm gương cho cộng đồng địa phương về nhu cầu chống lại rác thải nhựa và tiêu thụ quá mức.

Được biết Thái Lan chủ yếu là một quốc gia Phật giáo Nguyên thủy, với 94,5% dân số Vương quốc là 69 triệu người được xác định là Phật tử, theo dữ liệu điều tra dân số năm 2015. Tôn giáo nổi bật tiếp theo là Hồi giáo, chiếm 4,29%.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng

Quốc tế 10:00 25/11/2024

Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Xem thêm