Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 27/06/2019, 06:00 AM

Tin mong đợi: Nhựa sẽ có thể được tái chế thành CO2 và nước

Hai nữ sinh viên đã phát hiện ra một phương pháp để chuyển nhựa thành các hóa chất, hợp chất, nước và đang trong giai đoạn thí điểm cuối cùng.

>>Phật giáo và môi trường 

Theo UNESCO, hơn 220 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn cầu mỗi năm và chưa đến 1/5 trong số đó được tái chế. Và mặc dù được sử dụng rất phổ biến, từ thiết bị y tế đến mũ bảo, có đến 40% nhựa bị loại bỏ chỉ sau một lần sử dụng. Phần lớn đều gây ô nhiễm, bao gồm hơn 8 triệu tấn nhựa chảy ra đại dương mỗi năm từ các vùng ven biển, gây hại cho cả động vật hoang dã và con người.

Theo UNESCO, hơn 220 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn cầu mỗi năm và chưa đến 1/5 trong số đó được tái chế.

Theo UNESCO, hơn 220 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn cầu mỗi năm và chưa đến 1/5 trong số đó được tái chế.

Năm 2016, Jeanny Yao (21 tuổi) và Miranda Wang (22 tuổi), người Trung Quốc, sau khi phát triển dự án của riêng mình trong nhiều năm tuyên bố rằng họ đã tìm ra cách để xử lý chất thải nhựa thành các hợp chất có giá trị cho ngành dệt may.

Theo đó, bằng cách sử dụng vi khuẩn biến đổi gen để phân hủy các polyme nhựa hóa học - chẳng hạn như màng polystyrene và polyetylen - và biến nó thành các hợp chất hữu cơ, sau đó trải qua quá trình chuyển đổi sinh học thành sản phẩm có giá trị hơn.

Các vi khuẩn biến đổi gen có thể hòa tan nhựa thành CO2 và nước một cách hiệu quả. Họ đặc biệt muốn phát triển một kỹ thuật để phân hủy các loại nhựa khó tái chế hơn, chẳng hạn như polystyrene.

Wang cho hay: "Công nghệ của chúng tôi là công nghệ đầu tiên trên thế giới có thể phá xóa bỏ nhựa, mở rộng được ở cấp độ công nghiệp."

Jeanny Yao và Miranda Wang

Jeanny Yao và Miranda Wang

Nghiên cứu này thuộc dự án BioCellection, được thực hiện bởi Jeanny và Miranda, nhằm mục đích tái sử dụng chất thải nhựa thành các sản phẩm dệt và hợp chất khác mà sau đó có thể được tái sử dụng. BioCellection cũng là tên công ty do cặp đôi này sáng lập năm 2015 và nhanh chóng thu hút được nguồn tài trợ khoảng 400.000 USD.

Đầu năm 2019, BioCellection chuyển đến một phòng thí nghiệm mới ở Menlo Park, được trang bị công nghệ để tăng gấp đôi công suất thử nghiệm của nhóm. Nghiên cứu của Jeanny và Miranda cũng mới nhận được chấp thuận của nhà máy xử lý chất thải GreenWaste Recovery, Inc. và Thành phố San José để tiến hành giai đoạn cuối của thí điểm với doanh thu 120.000 USD trước khi thương mại hóa sản phẩm.

Cặp đôi nhà khoa học từng trình bày phát hiện của mình trên diễn đàn TED năm 2016.

Cặp đôi nhà khoa học từng trình bày phát hiện của mình trên diễn đàn TED năm 2016.

Trong khi đó, Google đang bắt tay với BioCellection để tái chế tất cả các cuốn phim nhựa của công trường xây dựng và giúp họ đưa lượng chất thải về con số không. Công ty cũng hợp tác với Covestro để thử nghiệm các sản phẩm hóa học được sản xuất bằng cách tái chế túi nhựa.

Các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu nếu được thí điểm thành công sẽ có khả năng biến cuộc khủng hoảng nhựa toàn cầu thành một "cơ hội lớn hơn", bằng cách tái chế nhựa và thậm chí là "phá vỡ ngành dệt may".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

Xem thêm