Nhà sư Myanmar góp phần vào việc tái chế rác thải nhựa
Nhà sư đáng kính Sayadaw U Ottamasara được nhiều người dân tại Myanmar biết đến bởi các chương trình xã hội và các tổ chức từ thiện, giúp đỡ, chăm sóc người nghèo và người già. Đặc biệt là mới đây nhà sư là người dẫn đầu trong phong trào tái chế rác thải nhựa.
Các nhà sư may khẩu trang phòng dịch từ nhựa tái chế
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới và có những tác động lớn tới cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người khiến lượng rác thải ngày càng nhiều. Trước tình hình đó, nhà sư Sayadaw U Ottamasara nhận thấy việc cần phải xử lý và tái chế rác thải nhựa là rất cần thiết để giảm thiểu việc rác thải càng nhiều thì sẽ đe dọa môi trường sống của người dân.
Nhà sư đã quyết định sẽ thực hiện các hoạt động xử lý và tái chế rác thải nhựa sau khi thấy được các loại chai, túi và các loại nhựa bị bỏ đi ngày càng nhiều xung quanh Trung tâm Thabarwa, tu viện, trung tâm thiền định của nhà sư...
Nhà sư Sayadaw Ottamasara chia sẻ với hãng tin Reuters: “Ngày càng nhiều rác thải nhựa được đổ ra đường trong thời kỳ đại dịch".
Theo một báo cáo gần đây của hãng Reuters, phong trào tái chế rác thải nhựa của nhà sư Sayadaw Ottamasara nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân, tình nguyện viện. Hiện tại mỗi ngày đội ngũ tái chế nhận được hàng nghìn chai nhựa.
Ước tính có khoảng 2.500 tấn rác được vứt bỏ mỗi ngày chỉ riêng ở thủ đô Yangon. Về cách xử lý số rác thải này, trước đây phần lớn chỉ đơn giản là đổ hoặc đốt. Việc tái chế chất thải của chính quyền thành phố tốt nhất là lẻ tẻ, nhưng phần lớn là không tồn tại. Vì vậy việc xử lý và tái chế rác thải nhựa rất cần sự nỗ lực cố gắng của nhà sư Sayadaw Ottamasara cũng như nhưng tu sĩ và tình nguyện viên.
Nhà sư Sayadaw Ottamasara nói: “Nếu chúng tôi yêu cầu đóng góp những chai nhựa thì hy vọng mọi người sẽ giữ chúng trong sạch.
Sau đó, chúng ta có thể sử dụng những chai nhựa này làm hộp đựng thực phẩm và nó không chỉ tiết kiệm tiền mà còn giải quyết vấn đề rác thải nhựa”. (Reuters)
Các nhà sư ở Thái Lan may áo choàng làm từ chai nhựa tái chế
Tại Thiền viện Thabarwa rộng lớn, trải rộng khoảng 3,6 ha, các xưởng tái chế mới đang xử lý lượng rác thải nhựa rất lớn. Nhà sư Sayadaw Ottamasara ước tính rằng khoảng 200.000 chai nhựa PET - hai tấn rác thải nhựa - đã được tái chế trong ba tháng kể từ khi chương trình bắt đầu, nhà sư nói, tính ra đã tiết kiệm được khoảng 10.000 đô la Mỹ.
Nhà sư Sayadaw Ottamasara, 50 tuổi - thành lập Thiền viện Thabarwa ở Thị trấn Thanlyin, ngoại ô Yangon, vào năm 2008 để dạy thiền. Hiện tại Thiền viện Thabarwa, ngoài các nhà sư và tình nguyện viên, tại thiền viện còn có khoảng 3.000 người dễ bị tổn thương trong xã hội, bao gồm cả người già và những người mắc bệnh mãn tính.
Myanmar là một quốc gia chủ yếu theo Phật giáo Nam tông, với 88% dân số 51,5 triệu người được xác định là Phật tử, theo dữ liệu điều tra dân số năm 2014.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng
Quốc tế 10:00 25/11/2024Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Xem thêm