Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 18/04/2020, 07:43 AM

Tham ái là nguồn cội của khổ đau

Tham ái là nguồn cội của khổ đau, là nhân dẫn đi tái sanh trong vòng luân hồi sinh tử, là nhân duyên đưa đến sự hiện hữu của ngũ uẩn và thế là khổ đau xuất hiện khi những hành động trong vô minh được dẫn dắt bởi tham, sân, si tạo nghiệp và cứ thế chìm đắm mãi trong bể khổ luân hồi.

Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô chẳng thể được 

Tham khi được đáp ứng và như ý nguyện thì câu hữu với hỷ tạo nên cảm giác phấn chấn, khoan khoái, hạnh phúc khiến chúng sanh hân hoan và lại tiếp tục theo đuổi tầm cầu các loại hỷ tưởng này.

Tham khi được đáp ứng và như ý nguyện thì câu hữu với hỷ tạo nên cảm giác phấn chấn, khoan khoái, hạnh phúc khiến chúng sanh hân hoan và lại tiếp tục theo đuổi tầm cầu các loại hỷ tưởng này.

Điều này đã được Đức Phật nói rõ trong kinh điển như sau:

19. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

(22. Kinh Ðại Niệm xứ(Mahàsatipatthana sutta)

Lời bàn:

Chính những niềm hạnh phúc của thế gian, hỷ lạc trong sắc, thinh, hương, vị, xúc khả lạc, khả ái khiến ta chìm đắm và tầm cầu trong các kiếp sống đôi khi trở thành mục đích của một kiếp lai sinh. Lòng tham dẫn dắt ta liên tục theo đuổi những thứ dục lạc phù du mà những thứ ấy sanh diệt với tốc độ cực nhanh trong mỗi sát na khiến cho chúng sanh hữu tình không thể nào nắm giữ được rồi cứ thế tiếp tục chạy theo bong bóng ảo mộng của dục trần mà quên đi tử thần và muôn vàn đau khổ đang rình rập chờ cơ hội nhấn chìm tất cả chúng sanh vào đại dương đau khổ.

Tham khi được đáp ứng và như ý nguyện thì câu hữu với hỷ tạo nên cảm giác phấn chấn, khoan khoái, hạnh phúc khiến chúng sanh hân hoan và lại tiếp tục theo đuổi tầm cầu các loại hỷ tưởng này. Ngược lại nếu không thành tựu được như ý nguyện thì những phiền não lại khởi lên đó là những sầu muộn, bất toại nguyện, đây là hai mặt song hành, bổ trợ nhau và là quy luật chân lí muôn thuở được lập trình sẵn trong tâm thức từ nhiều đời nhiều kiếp.

Bởi thế nên, nhổ tận gốc tham, sân, si phiền não là mục đích tối thượng của các hàng đệ tử Thế Tôn đã và đang nỗ lực ngày đêm hành trì theo Giáo Pháp Như Lai.

Bởi thế nên, nhổ tận gốc tham, sân, si phiền não là mục đích tối thượng của các hàng đệ tử Thế Tôn đã và đang nỗ lực ngày đêm hành trì theo Giáo Pháp Như Lai.

Không tham dục thì phước báu vô biên

Như một con chó bị một con bọ chét đeo trên lưng khiến nó ngứa ngáy, khó chịu chạy hết chỗ này chỗ nọ để cạ mình vào cho đỡ ngứa nhưng chỉ thoải mái được một chút thì cái ngứa ấy lại tiếp tục khởi lên và nó lại tiếp tục làm như vậy mà nó đâu biết rằng chỉ cần bắt được con bọ chét ra khỏi người, thì sẽ hết được cơn ngứa. Con người chúng ta dùng những hỷ lạc do dục lạc tạo nên để tạm thời dập tắt khổ đau, nhưng càng làm vậy thì lại bằng thèm khát và chấp giữ đôi khi tham luyến và chìm đắm trong ngũ dục và bị cuốn trôi theo dòng xoáy của vô minh bất tận. Các bậc trí tuệ họ biết rằng chỉ cần bứng gốc được tham, sân, si thì sẽ vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau và khi đó bất luận khi nào và bất cứ nơi đâu đều được sự an lạc và bình yên nơi tâm.

Còn cách mà chúng ta đang làm hiện nay tức là dùng những hạnh phúc, tạm bợ phù du của thế gian để khỏa lấp khổ đau thì cũng giống như chặt ngọn và chặt lá chúng, phiền não sẽ lại càng tiếp tục tăng trưởng.

Đôi khi vì tham ái những đôi vợ chồng yêu nhau hay những người có tình thân sâu đậm họ còn phát nguyện được trở lại cõi đời này để tiếp tục được gặp nhau đó chỉ là ước mong trong vô minh tạo nhân cho luân hồi sinh tử.

Và dù là ước mong được tái sanh trong các cõi trời, cõi người để tận hưởng dục lạc hay được an trú trong các tầng thiền tột cùng của thiền vô sắc giới để khi thân hoại mệnh chung được trở thành những chư thiên, phạm thiên oai lực với tuổi thọ dài thiên thu thì khổ đau vẫn luôn hiện hữu khi nội tâm còn đầy vô minh bao phủ và còn sự hiện hữu của tham ái.

Bởi thế nên, nhổ tận gốc tham, sân, si phiền não là mục đích tối thượng của các hàng đệ tử Thế Tôn đã và đang nỗ lực ngày đêm hành trì theo Giáo Pháp Như Lai.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh

Kiến thức 19:30 31/10/2024

Dưới đây là mẫu bài phục nguyện cho những người sơ khai, mới tu theo Phật. Còn những vị tu lâu, với đức độ sâu dày, chỉ cần nguyện một câu, cũng hơn ngàn lời của những người thường.

Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý

Kiến thức 18:30 31/10/2024

Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.

Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình

Kiến thức 13:10 31/10/2024

Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.

Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”

Kiến thức 12:00 31/10/2024

Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.

Xem thêm