Những đặc tính của tâm tham ái
Tham ái trong tiếng Pāli là Tanha, nó có nghĩa là khao khát. Đức Phật đã nhận dạng ba loại khác nhau của khát ái mà mọi người thường hay có; chúng thường không được chú ý đến, bởi vì chúng sinh khởi rồi lại được thay thế bởi thứ khác rồi lại thứ khác nữa.
> Tham ái và thoát khỏi tham ái
Tham ái là gì?
Tham ái trong tiếng Pāli là Tanha, nó có nghĩa là khao khát. Đức Phật đã nhận dạng ba loại khác nhau của khát ái mà mọi người thường hay có; chúng thường không được chú ý đến, bởi vì chúng sinh khởi rồi lại được thay thế bởi thứ khác rồi lại thứ khác nữa.
Đặc tính của tham ái
Đầu tiên là sự khao khát của chúng ta đối với sáu thứ ham muốn của sáu giác quan, hay còn gọi là kama tanha (sự ham muốn khoái lạc): chẳng hạn như tham muốn có được những vị thức ăn nào đó; khao khát được nghe những âm thanh dễ chịu hay sự tĩnh lặng; ham muốn tình dục hay là sự trìu mếm, hoặc là sự xúc chạm dễ chịu, hoặc đơn giản chỉ là những sự dễ chịu về vật lý trên thân thể của chúng ta; tham muốn những cảnh hấp dẫn, dễ chịu, thoải mái, truyền cảm cũng như tham muốn những mùi vị dễ chịu, khoan khoái; và cuối cùng là tham muốn những tư tưởng có tính xác thực, hữu ích, kích thích, và làm cho bạn yên lòng. Chỉ cần nghĩ về bao nhiêu ham muốn về xúc giác khác nhau mà chúng có trong bất kỳ thời điểm nhất định!
Loại thứ hai của tham ái là mong muốn đối với sự tồn tại và trở thành những gì bạn hiện không có. Trong Pāli, loại này được gọi là bhava tanha (mong muốn được trở thành). Bạn có thể muốn được giàu có, hay khỏe mạnh hơn, hoặc ham muốn tình dục, hay một nhạc sĩ tốt hơn. Các tham ái để “trở thành” có thể lành mạnh – như là muốn trở thành một phụ huynh tốt hay một người bạn tốt hơn cho những người khác, hay là rộng lượng hơn, khỏe mạnh hơn, hay nghiêm túc – nhưng vẫn còn gây đau khổ.
Ngay cả khi bạn khao khát cho sự phát triển tâm linh cũng có thể xem là bhava tanha! Nó cũng có thể tạo ra đau khổ khi tâm bạn chưa được thuần thục, bạn sẽ hoài nghi rằng: Chúng ta có thể đến được nơi ấy không? Có phải chúng ta đang đi đến đó đúng đường? Và nó có thể dẫn đến tham lam, không kiểm soát được mong muốn, ghen tỵ, thiếu kiên nhẫn, sự tự đánh giá, những cám dỗ về tất cả mọi thứ, và những ngôn từ hay những hành động vụng về.
Tâm tham và chuyển hóa tâm tham
Tham ái là một trong những nguyên nhân chính gây ra đau khổ trong xã hội hiện đại. Chúng ta bị thúc đẩy để đạt được và tích lũy đến điểm mà chúng ta đưa ra như là “cái đích mà mọi người muốn theo đuổi và đạt được”. Vì thế, những mục đích lành mạnh sẽ bị rơi vào tình trạng ám ảnh và cưỡng ép. Một ví dụ bi thảm cho điều này là câu chuyện được trình chiếu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về người cha của một vận động viên chơi quần vợt, ông ta rất muốn con ông được thắng trong các trận đấu của nó nên ông ta đã bỏ thuốc ngủ vào trong những chai nước của những người trẻ tranh trái với con ông ta.
Người cha đã không thể chịu đựng được sự thất bại của con ông ấy, điều này đã dày vò ông ta và thúc đẩy ông ta hành động một cách vụng dại. Việc làm của ông ta vẫn tiếp diễn cho đến một hôm có một người trẻ do phản ứng quá mạnh với thuốc nên đã chết. Chúng ta dễ dàng cho rằng người cha ấy bị khùng, nhưng chính chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng có thể bị ám ảnh bởi một điều gì đó làm cho chúng ta đau khổ, chỉ có điều là quá mức mà thôi. Khi chúng ta quá chú trọng vào kết quả, nó sẽ gây đau khổ cho chúng ta, thậm chí nếu chúng ta có thể kiềm chế được việc hành động một cách vụng dại, tâm của chúng ta cũng vẫn bị dằn vặt.
Loại thứ ba của tham ái khởi lên khi quá thất vọng với một vài thứ gì đó trong cuộc sống của chúng ta và muốn thoát khỏi nó hoặc là muốn nó chấm dứt, với cường độ như thế bạn mong muốn sự không tồn tại. Trạng thái này của tâm được gọi là vibhava tanha (mong muốn sự tự hủy hoại). Ví dụ, bạn có thể quá choáng ngợp bởi đau lưng mãn tính hoặc một cảm xúc khó chịu khi bạn đang bị lặn hụp trong cuộc sống với sự chán ghét chính nó. Hoặc bạn có sự ác cảm ấy đối với bên ngoài của bạn, đối với sự lão hóa, hoặc bệnh tật, rồi bạn nghĩ rằng cuộc sống có vẻ khó chịu. Trong mỗi trường hợp này, hệ thần kinh của bạn được khắc phục bằng năng lượng được tạo ra bởi ái dục, và nó có vẻ như toàn bộ sự hiện hữu của bạn đang từ chối sự tồn tại.
Vibhava tanha là tự hủy diệt. Nếu bạn đã từng muốn quyên sinh, thậm chí chỉ trong chốc lát, có nghĩa là bạn đã có những nhấp nháy của tanha vibhava ở mức độ cao. ở những biểu hiện nhẹ hơn của nó, vibhava tanha là một phần của cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy bị làm nhục nặng khi bạn gây ra một lỗi lầm lớn trước mặt người khác tại vì chỉ trong chốc lát, tâm trí của bạn bị phủ kín bởi lòng tham muốn này.
Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ích kỷ
Thường thì các hành giả phát hiện ra rằng trước khi bắt đầu thực hành thiền Vipassanā họ đã nhận ra được những tham ái có liên quan đến các ham muốn xúc giác, còn sự ý thức về đau khổ đến từ hai loại tham ái khác thì ít hơn nhiều. Một thiền sinh nói với tôi rằng khi nghe về các loại ái dục, anh ta đã nhanh chóng nhận ra rằng anh ấy được định hình xung quanh bhava tanha – luôn tự đánh giá mình dựa trên sự mong muốn trở thành một ai đó mà anh ta đã không được như thế. Anh ta cung đã có thể nhận thấy rằng điều đó đã làm cho anh ta đau khổ vô cùng, và đêm đến những khổ đau không đáng có mà bản thân anh ta cung không biết được nguồn gốc của nó từ đâu.
Phillip Moffitt
Minh Nguyên dịch
Nguồn: Tạp chí Tricycle
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm