Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/08/2018, 13:53 PM

Thăm chùa Bồ Đề ở Vĩnh Long

Ông Võ Trần Chung đến từ Tp.HCM chia sẻ: “Chùa này rất đẹp và có lịch sử truyền thống anh hùng, lại tọa lạc ở ví trí đắc địa, sông nước hữu tình, chắc chắn sẽ thu hút nhiều du khách đến đây tham quan”.

Chúng tôi đến tham quan chùa Bồ Đề, tọa lạc tại ấp Mỹ Hưng 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Mình, tỉnh Vĩnh Long, trên con đường to rộng, khang trang vừa được hoàn thành năm 2017. Nhìn xuống từ cầu Cần Thơ, ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính ẩn hiện dưới những vòm cây xanh mát, bên cạnh sông Hậu hiền hòa tạo nét duyên thầm cho ngôi chùa từng cưu mang bao chiến sĩ cách mạng qua suốt các thời kỳ, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975.
 Cổng Tam quan nhà chùa
Ông Nguyễn Công To, 80 tuổi, người dân cố cựu tại đây kể: “Đây là chiếc nôi nuôi dưỡng cách mạng thời kháng chiến chống Pháp - Mỹ của các sư tăng, ni cùng với Đảng bộ và nhân dân. Nhiều lần địch càn quét vào đây nhưng đều thất bại bởi sự đùm bọc của nhân dân, đặc biệt là các thế hệ phật tử”.
 
Cùng với biến động, thăng trầm lịch sử, theo thời gian chùa Bồ Đề đã có nhiều biến đổi, những đường nét cổ kính xưa tuy đã phai nhưng nơi đây vẫn là nét son sáng minh chứng cho một thời kỳ đấu tranh, giữ nước của quân và dân ta. Tương truyền vào những năm 30 của thế kỷ XX, tại đây xuất hiện người thầy thuốc đã giúp đỡ nhân dân chữa bệnh, kể các câu chuyện cổ, giảng giải đạo lý cho bà con, từ đó khơi gợi trong họ nếp sống tốt, tình yêu quê hương đất nước hướng họ đến lẽ sống cao đẹp hơn. Và người thầy thuốc ấy sau này đã quy y, lấy pháp danh là Nhật Quang. 

Năm 1936, chi bộ Đảng đầu tiên của xã Mỹ Hòa được thành lập nơi đây. Năm 2003, chùa Bồ Đề được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Đến nay, chùa Bồ Đề đã thu hút đông đảo khách ghé thăm trong chuỗi các di tích lịch sử văn hóa hướng về nguồn cội. 
 Một góc kiến trúc đặc trưng thiết kế cảnh chùa miền Nam, miền Trung
Khuôn viên chùa rộng khoảng một trăm mét vuông với kiến trúc mái vòm, trong sân là những bức tượng Phật được chế tác công phu, tinh xảo. Hàng năm cứ vào ngày 26/09, chùa lại lập trai đàn tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong sự cố sập cầu Cần Thơ với sự tham gia đông đảo của phật tử và người dân địa phương.

Ông Võ Trần Chung đến từ Tp.HCM chia sẻ: “Chùa này rất đẹp và có lịch sử truyền thống anh hùng, lại tọa lạc ở ví trí đắc địa, sông nước hữu tình, chắc chắn sẽ thu hút nhiều du khách đến đây tham quan”.

Phan Thị Anh Thư
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ngôi chùa cổ kính giữa biển khơi

Chùa Việt 11:20 27/03/2024

Linh Quang tự nằm trên một ngọn đồi cao ở thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, là ngôi chùa đầu tiên trên đảo Phú Quý, gắn chặt với đời sống văn hóa tín ngưỡng và tâm linh của các thế hệ người dân trên đảo.

Tìm về ngôi chùa cổ xưa bậc nhất TP. HCM

Chùa Việt 18:50 24/03/2024

Tọa lạc trên đường Đặng Văn Bi, thành phố Thủ Đức, chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) là ngôi chùa lâu đời bậc nhất ở TPHCM, do Thiền sư Thiệt Thoại – Tánh Tường lập vào thế kỷ 18.

Viếng chùa Tân Chánh

Chùa Việt 17:35 23/03/2024

Chùa Tân Chánh toạ lạc trên diện tích khoảng 3.300m2 thuộc tổ 3 thôn Phú Lộc Đông, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên, nơi tĩnh lặng và bình yên trên Cao nguyên Vân Hòa

Chùa Việt 11:00 21/03/2024

Được xây dựng trên Cao nguyên Vân Hòa, Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên trở thành điểm đến của nhiều Tăng Ni Phật tử cùng du khách, nơi tất cả được hòa mình vào thiên nhiên, tìm kiếm sự tĩnh lặng và yên bình trong tâm hồn.

Xem thêm