Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Niệm kinh Quán tưởng về Bồ Tát Đại Thế Chí để hiểu hơn về tượng Phật Đại Thế Chí Bồ Tát

Quán tưởng đức Đại Thế Chí Bồ Tát, thân của Bồ Tát này hoặc lớn nhỏ cũng y như đức Thế Âm không sai khác. Tán quang tròn mỗi bề đều có một trăm hai mươi lăm do tuần chiếu sáng ra hai trăm năm mươi do tuần; cả trong thân ngài đều có hào quang sáng chiếu, khắp cả cõi nước trong mười phương, thành ra sắc vàng đỏ thắm; những chúng sanh có nhơn duyên với Phật pháp, cũng đều được thấy ngài hết thảy.

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật thuộc thành Vương-xá, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo và ba vạn hai ngàn Bồ-tát, vị đứng đầu là Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi.

…Trong khi ấy bà Vi-đề-hy trông thấy được Đức Phật Vô Lượng thọ rồi, liền quỳ sát dưới chân Phật mà lạy, rồi thưa với Phật rằng:

- Bạch Đức Thế Tôn, chúng con ngày nay nhờ có oai thần của Phật, nên thấy được Đức Vô Lượng Thọ, và hai vị đại Bồ Tát, còn những chúng sanh ở đời sau làm thế nào, mà quán tưởng thấy được Đức Phật Vô Lượng Thọ, và hai vị đại Bồ Tát?

Đức Phật bảo Tôn giả A-nan và Vi-đề-hy:

- Quán tưởng đức Đại Thế Chí Bồ Tát, thân của Bồ Tát này hoặc lớn nhỏ cũng y như đức Thế Âm không sai khác. Tán quang tròn mỗi bề đều có một trăm hai mươi lăm do tuần chiếu sáng ra hai trăm năm mươi do tuần; cả trong thân ngài đều có hào quang sáng chiếu, khắp cả cõi nước trong mười phương, thành ra sắc vàng đỏ thắm; những chúng sanh có nhơn duyên với Phật pháp, cũng đều được thấy ngài hết thảy. Hễ là thấy được cái hào quang trong một lỗ chân lông của đức Thế Chí Bồ Tát đó, tức là thấy được hào quang trong sạch nhiệm mầu của không lường chư Phật ở trong mười phương.

Bởi thế, nên hiệu của vị Bồ Tát đó là: Vô Biên Quang vậy.

Ngài dùng hào quang trí huệ, soi khắp tất cả chỗ, khiến cho chúng sanh thoát khỏi khổ trong ba đường, lại được cái thế lực không có chi hơn nữa; vì vậy nên hiệu của vị Bồ Tát đó là Đại Thế Chí.

Còn ở trên cái mão thiên quan của Bồ Tát, có năm trăm thứ hoa báu, mỗi một thứ hoa báu, lại có năm trăm đài báu; trong mỗi đài báu đó, lại có những tướng rộng dài của các cõi nước thanh tịnh tốt đẹp mầu nhiệm, vô lượng chư Phật ở mười phương, cũng đều hiện ra trong đó.

Còn tướng nhục kế trên đảnh của Bồ Tát, thì giống như hoa Bát đầu ma. Và trên nhục kế của ngài lại có một cái bửu bình; trong bình đựng những hào quang sáng khắp hiện ra đủ các Phật sự.

Còn về thân tướng, đều giống như đức Quán Thế Âm, chớ không có gì khác; trong lúc vị Bồ Tát đó đi, thì hết thảy thế giới ở khắp mười phương cũng đều rung động, có năm trăm ức thứ hoa báu, mỗi hoa báu như vậy, đều cao đẹp rực rỡ rất trang nghiêm, cũng in như thế giới Cực Lạc.

Khi đức Thế Chí Bồ Tát ngồi, thì những cõi nước thất bửu kia, đồng một thời rung động, từ cõi Đức Phật Kim Quang ở thế giới hạ phương. Cho đến cõi Đức Phật Quang Minh Vương ở thế giới thượng phương, ở trong khoảng giữa, không lường thế giới nhiều như số vi trần các phân thân của Đức Phật Vô Lượng Thọ, và các phân thân của đức Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, cũng đều nhóm họp trong cõi nước Cực Lạc. Đầy khắp trong hư không, đều ngồi ở trên đài tòa sen, mà diễn nói các pháp rất nhiệm mầu, đặng cứu độ chúng sanh khỏi khổ não.

Người tu pháp quán tưởng như thế, gọi là đã quán thấy đức Đại Thế Chí Bồ Tát…

Người tu pháp quán tưởng vị Bồ Tát ấy, thì gọi là pháp quán thứ mười một. Lại hay trừ diệt hết những tội trong đường sinh tử nhiều đến vô số kiếp a tăng kỳ.

Người tu theo quán này, thì không còn thọ sanh ở trong thai bào nữa; lại thường đi chơi khắp những cõi nước thanh tịnh nhiệm màu của chư Phật ở mười phương. Nếu pháp quán đó đã thành tựu được rồi, thì gọi là đã quán tưởng đức Quán Thế Âm và đức Đại Thế Chí rất đầy đủ vậy.

…Trong khi Đức Phật nói những lời như thế, thì ngài Tôn giả Mục-kiền-liên, ngài Tôn giả A-nan, và bà Vi-đề-hy cùng các vị thị nữ… được nghe những lời của Đức Phật dạy bảo, nên tất cả cũng đều phát tâm rất vui mừng.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn chân bước lên hư không, trở về núi Kỳ-xà-quật.

Trong thời gian đó, ngài A-nan lại vì tất cả đại chúng mà tường thuật lại tất cả những việc như trên rất rộng rãi và rõ ràng. Nên không lường các cõi trời, chư vị Long thần, và các quỷ Dạ xoa, đều nghe những lời của Phật dạy rồi, tất cả đồng sanh tâm đại hoan hỷ, đồng lạy tạ Đức Phật mà lui…

(Trích soạn từ Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)

Kinh Phật 14:35 06/11/2024

Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.

Kinh Thiên sứ

Kinh Phật 06:26 31/10/2024

Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".

Kinh Điều Ngự

Kinh Phật 23:40 28/10/2024

Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:

Phật nói kinh vô thường

Kinh Phật 14:45 03/10/2024

Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?

Xem thêm