Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 27/10/2014, 09:09 AM

Thăm “Vườn Thư pháp” nơi chùa Ba Vàng

Không gian trang nghiêm, thanh tịnh bao trùm. Không có tiếng chuông, không nghe nhịp mõ. Nhưng như có cả trăm người cùng đọc, cùng ngâm những vần thơ giáo lý được tạo tác tinh xảo trên từng phiến đá, bình gốm…

Một sáng mùa Thu trung tuần tháng 8, chúng tôi cùng về chùa Ba Vàng, Quảng Ninh vãn cảnh, lễ Phật. Thảm nắng đã phủ vàng khuôn viên rộng khắp nơi ngôi chùa trên núi.

Vào trong chùa rồi, hút tầm mắt, tôi chưa thể định hình sẽ thăm nơi nào trước. Bỗng thấy nắng như vội vã, đua nhau “chạy”, dần phủ kín, rực sáng một “khu vườn” nhỏ ngoài trời. Tôi bám sát, dõi theo từng bước thiên nhiên, đến với “Vườn Thư pháp”…

Toàn cảnh "Vườn Thư pháp" nhìn từ khoảng sân phía bên trái từ hướng cổng chính nhà chùa

Khu vườn nhỏ, nhưng chứa đựng những sự diệu kỳ, khó tả. Càng lại gần, tôi càng cảm nhận rõ điều đó. Từng đường nét Thư pháp mềm mại, uyển chuyển, ẩn chứa thậm sâu giáo lý nhà Phật. Tôi có chút “hoa mắt”, khi thấy gì cũng muốn đọc, muốn nhớ…

Phật tâm:
Tâm Hiếu là Tâm Phật
Hạnh Hiếu là Hạnh Phật




Dẫu tại bãi chiến trường
Thắng hàng ngàn quân địch
Tự thắng mình tốt hơn
Thật chiến thắng tối thượng
(Kinh Pháp Cú)


Có nét chữ màu trắng thuần khiết, nét thì màu vàng óng. Tôi thấy nào chữ Tâm, chữ Phật, chữ Vô Thường… Chữ nào cũng toát lên vẻ thanh thoát, huyền diệu khiến tôi thấy tâm lòng thư thái lạ thường.

Tâm bình thường là Đạo…

Rồi những vần thơ giáo lý, có bài trích từ Kinh Pháp Cú, có lời “buông thư” nhẹ nhàng, nhưng rất đỗi gần gũi với đời sống. Ý thơ dễ hiểu, đọc có thể cảm nhận được ngay hàm nghĩa trong từng câu, từ.

Pháp ngữ:
Thân như cây Bồ Đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn phải lau chùi
Chớ để dính bụi nhơ


...Từ là Tâm chẳng sân si
Bi là thương hết không vì một ai
Hỷ là vui vẻ hài hòa
Xả là xóa hết đắng cay vui buồn...


Khi tôi mải đắm mình nơi “Vườn Thư pháp”, thi thoảng một vài tốp khách về thăm chùa cũng hiếu kỳ dừng chân xem, ngắm, chụp hình… Là khách người Việt thì lầm rầm đọc, xem một lúc rồi đi vãn cảnh nơi khác.

Có tốp khách người Trung Quốc, đứng xem khá lâu, chỉ trỏ, trầm trồ trước khu vườn nhân tạo nhỏ, nhưng có phần huyền bí, vi diệu.  Nhưng, tôi biết, họ có thể cảm nhận rõ điều kỳ diệu của “Phật pháp” qua sắc thái biểu cảm khi cùng ngắm “Vườn Thư pháp”.

Cha, Mẹ:
… Cầu cho Cha được thanh nhàn
Chúc cho mẹ được an khang tuổi già…


Kính trọng người khác
Là tự trang nghiêm…


…Tâm còn chưa thiện
Phong thủy vô ích
Bất hiếu cha mẹ
Thờ cúng vô ích
Anh em chẳng hòa
Bạn bè vô ích
Việc làm bất chính
Đọc sách vô ích


Chụp được vài tấm hình, tôi vội theo đoàn, vì đã dừng chân một mình khá lâu. Thăm quan những nơi chính của chùa Ba Vàng. Vừa đi, tôi vừa thầm nhủ sẽ quay lại khu vườn “Thi ca - Giáo lý”, ráng chụp đủ những bức hình cần thiết, chắc chắn sẽ có một bài viết về khu vườn mà tôi thấy vô cùng đặc biệt này.



Siêng năng quét rác vườn Tâm
Cho cây Tuệ Giác nảy mầm tốt tươi


Nhẫn một chút cho sóng yên gió lặng
Lùi một bước nhìn biển rộng trời cao


Khi mấy anh em đã dần hạ sơn, tôi nán lại, nơi khu vườn vẫn chan hòa ánh nắng. Từng hàng chữ có lúc ánh lên rạng ngời, lóe sáng trong tích tắc như khai sáng cho tôi điều gì đó… Khó tả!

Từng khuôn hình được cẩn trọng ghi nhận. Lúc đứng giữa khu vườn, nơi những bậc đá trên nền xi măng, hai bên ngăn bằng hàng rào cột sắt giăng xích để du khách thấy được “ranh giới cần thiết”, tôi như nghe thấy từng câu Kinh, tiếng Kệ được ngân lên trong linh thiêng gió đại ngàn.



Vui hạnh xuất gia khó
Tại gia sinh hoạt khó
Sống bạn không đồng, khổ
Trôi lăn luân hồi, khổ
Vậy chớ sống luân hồi,
Chớ chạy theo đau khổ.


Chớ khinh chê điều thiện
Cho rằng “chưa đến mình”
Như nước nhỏ từng giọt
Rồi bình cũng đầy tràn
Người trí chứa đầy thiện
Do chất chứa dần dần.
(Kinh Pháp Cú)


Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm làm chủ, tâm tạo
Nếu với tâm thanh tịnh
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng không rời hình
(Kinh Pháp Cú)


Muốn biết nhân đời trước
Xem sự hưởng đời nay
Muốn biết quả đời sau
Xem việc làm kiếp này


...Mình là Ai?
Đọc được ba chữ này
Chợt ngộ trong tỉnh thức
Có về với chân tâm?
Đã khi nào thường trực
Từng ý thiện, niệm lành
Nương từ bi cửa Phật
Chính pháp phụng thường hành...


Không gian trang nghiêm, thanh tịnh bao trùm. Không có tiếng chuông, không nghe nhịp mõ. Nhưng như có cả trăm người cùng đọc, cùng ngâm những vần thơ giáo lý được tạo tác tinh xảo trên từng phiến đá, bình gốm…







Ngẫm được bản tính vốn "Không"
Thậm sâu giáo lý nhọc công kiếm tầm
Lắng lòng chớ hỏi "Sắc - Không"
Chớ mong mộng ảo sớm tàn vô minh
Tinh cần ráng sửa nơi mình
Trau Thân-Khẩu-Ý, sớm ngày thanh cao
Hội thuyền Bát Nhã nương vào
  Tây Phương cửa Phật cùng mau tìm về...


Chưa khi nào, tôi có thể hình dung khung cảnh như vậy. Bất giác, tôi nhớ đến có lần được nghe quý Thầy giảng về “Kinh không lời”. Tôi thầm nhủ,  thật kỳ diệu: Giây phút này đây, sâu thẳm tâm thức tôi dường như cộng hưởng cùng những buổi lễ đã diễn ra nơi đây, khi hàng trăm, hàng ngàn người cùng trì tụng Kinh, chú. Tôi đã từng ở đó, đã từng được nghe, dù thực tại đây là lần đầu tôi về với chùa Ba Vàng…

Các bạn nên một lần về chùa Ba Vàng. Hãy lắng đọng thân, tâm trước “Vườn Thư pháp”, cùng lắng nghe, cùng cảm nhận những diệu kỳ nơi từ bi cửa Phật…

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Ảnh 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Ảnh 15:15 29/02/2024

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh “Cửu long ẩn vân”. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Phượng vàng nở rộ khoe sắc dịp Tết tại Linh Ẩn tự, Lâm Đồng

Ảnh 16:00 27/01/2024

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 30km, chùa Linh Ẩn (Linh Ẩn Tự) tọa lạc ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thu hút khách du lịch ghé thăm mỗi khi có dịp đến với phố núi.

Xem thêm