Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/07/2015, 15:41 PM

Thắp nến tri ân và cầu siêu ở nghĩa trang liệt sĩ Hà Nội

Trong không khí thật linh thiêng, thành kính. Khi đã tắt nắng, hơn 2 ngàn ngọn nến cùng với từng ấy bông hoa được thắp lên, đặt lên từng ấy ngôi mộ. Nghĩa trang huyền ảo linh thiêng. Cũng những ngọn nến ấy, các phật tử trẻ cũng chung tay thắp lên hình bản đồ chữ S của đất nước Việt Nam...

Hướng tới kỷ niệm ngày 27/7, tối 19/07/2015, Chư tôn đức tăng ni, các cựu chiến binh của Sư đoàn 356 chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) cùng khoảng 500 phật tử (gồm Chúng Thanh niên phật tử Phật Quang và CLB Thanh thiếu niên phật tử Thiện Tâm) cùng sinh viên nhiều Trường Đại học ở Hà Nội đã truyền đăng, thắp nến, cầu siêu cho các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hà Nội (nghĩa trang Nhổn, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Từ chiều, với lòng thành kính, các phật tử và sinh viên đã có mặt tại nghĩa trang để quét tước, cắm hoa trang trí trên đài tưởng niệm...
 
Tôi đã từng thăm viếng nhiều nghĩa trang liệt sĩ trong những dịp khác nhau, trong đó có dịp 27-7 năm trước đã đến thăm viếng 2 nghĩa trang quốc gia là Trường Sơn và Đường 9 (mỗi nghĩa trang có hơn 10 ngàn mộ phần liệt sĩ, ở Quảng Trị), tối hôm nay tôi lại có cảm xúc khó tả khi tham dự lễ cầu siêu cho các anh linh liệt sĩ, ở nơi có 1.938 liệt sĩ của thủ đô. 
 
Tại đây, tôi đã gặp cựu chiến binh Trần Hồng Quê, và được nghe những lời tâm sự đầy xúc động của ông. Nhà ở tổ 1, phường Tây Tựu, thỉnh thoảng ông lại đạp xe ra đây. Cũng như hôm nay, ông ngồi ghế đá lặng lẽ nhìn ra những hàng mộ của đồng đội mà như nhìn vào nơi vô định nào đó.

Năm nay đã 72 tuổi, ông từng là Thượng úy, Đại hội trưởng, tham gia nhiều trận đánh lớn, nhưng 81 ngày đêm năm 1972 ở trận Thành cổ Quảng Trị làm ông nhớ nhất. Bao nhiêu đồng đội đa “thịt nát xương tan”, một số ít nữa được quy tập về nghĩa trang này và ông về được thế này là rất hiếm hoi.

Hôm nay, nghe tin có lễ cầu siêu ông đã đến sớm. Đến sớm, nhìn các cháu sinh viên và các Phật tử trẻ quét tước mà ông bần thần. Tâm sự với tôi, có lúc giọng ông nghẹ lại.
 
Cụ bà Lê Thị Bé, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Duy Cương ở 166 Quán Thánh (Ba Đình) cũng bắt xe đến đây từ sớm. Con của mẹ, liệt sĩ Cương chiến đấu và hi sinh tại chiến trường Vị Xuyên (Hà Giang). Cũng như mọi lần, mẹ Lê Thị Bé xách cái làn, bên trong là thẻ hương để thắp cho con của mẹ.

Trước khi vào lễ cầu siêu, Đại đức Thích Quảng Hợp nói về đạo Phật với tâm linh của dân tộc và ý nghĩa của việc cầu siêu, đưa anh linh các anh hùng liệt sĩ nương nhờ Phật pháp.

Đại đức chia sẻ, những thông tin về Bác Hồ. Khi mới đôi mươi, Bác đã qua Thái Lan hoạt động, Bác Hồ đã từng xuất gia với Pháp danh: Thầu Chín (nay vẫn còn bức ảnh Bác Hồ khi đó đi khất thực).

Sau này, trong cuộc đời hoạt động cách mạng dù rất bận rộn, Bác vẫn thường dành thời gian ngồi thiền (nay vẫn có bức hình Bác ngồi thiền trong hang núi).

Thư ký của Bác, ông Vũ Kỳ từng cho biết, đi đâu trong hành lý của Bác cũng thường xuyên có cuốn kinh Lăng Già. Điều đó cho thấy, đạo Phật gắn bó với truyền thống và tâm linh, văn hóa và vận mệnh của dân tộc, mà Bác Hồ của chúng ta là một phật tử thuần thành, dù chi tiết này ít được nêu ra.
 
 
Đại đức Thích Thanh Kiên làm chủ lễ cầu siêu. Một không khí thật linh thiêng, thành kính. Khi đã tắt nắng, là hơn 2 ngàn ngọn nến cùng với từng ấy bông hoa được thắp lên, đặt lên từng ấy ngôi mộ. Nghĩa trang huyền ảo linh thiêng. Cũng những ngọn nến ấy, các phật tử trẻ đã chung tay thắp lên hình đất nước Việt Nam, như lời nguyện hứa với anh linh các liệt sĩ, gắng sức xây dựng và bảo vệ toàn vẹn nước non này. 
 
Buổi cầu siêu thật xúc động, ông Đỗ Huy, Trưởng ban Liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 356 chia sẻ: mở đầu trận Vị Xuyên (Hà Giang), từ 3 giờ đến 8 giờ 30, gần 800 đồng đội của ông đã hi sinh. Cũng ở mặt trận này, Sư đoàn 356 từ năm 1984 - 1989, đã có 12 ngàn người hi sinh. Chị Kim Thanh, Đại đội 12, Tiểu đoàn 3, Sư đoàn 356 đã ôm mẹ Lê Thị Bé mà nước mắt lã chã rơi... Và thế rồi, những đồng đội đã hát bài “Người sống gọi người chết” bên mộ liệt sĩ Nguyễn Duy Cường do nhạc sĩ Dương Quý Hải chiến đấu ở Sư đoàn 356 sáng tác. 

Nghĩa trang liệt sĩ Nhổn này, cũng là nơi an nghỉ của liệt sĩ bác sĩ Đặng Thùy Trâm ở khu B3, với dòng chữ trên mộ như nhắn nhủ “Hãy yêu thương nhau khi còn sống“ và bên kia là phần mộ của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, cạnh 2 cây bạch đàn - loại cây mà anh Thạc rất thích, đã nhắc đến nhiều lần trong những trang nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi”. 

Hà Quang Đức

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

BTS Phật giáo TP.Gò Công tổ chức lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ và khai đại hồng chung

Trong nước 07:00 13/11/2024

Chiều ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), Ban Trị sự GHPGVN TP.Gò Công phối hợp với Ủy ban MTTQVN và Phòng Lao động - Thương binh xã hội TP.Gò Công trang nghiêm tổ chức lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ tại đền thờ Liệt sĩ thành phố.

Lễ húy nhật Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang tại tổ đình Từ Đàm

Trong nước 15:00 11/11/2024

Sáng 11/11/2024 (11.10 Giáp Thìn) tại Tổ đình Từ Đàm (01 Sư Liễu Quán, phường Trường An, Huế); HT.Thích Hải Ấn cùng chư Tăng bổn tự đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy nhật Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang.

Lễ tưởng niệm tổ khai sơn chùa Bảo Hoa

Trong nước 10:37 11/11/2024

Ngày 9,10-11 (9,10-10-Giáp Thìn), chùa Bảo Hoa thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm Hoà thượng Thích Bảo Hiển (1923-1994).

Đức Pháp chủ GHPGVN tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Pháp

Trong nước 08:45 10/11/2024

Chiều 9-11, Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã quang lâm chùa Hưng Phước (Q.3, TP.HCM) tưởng niệm 6 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Pháp (1933-2018), Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Xem thêm