Thứ bảy, 17/07/2021, 14:34 PM

Thế nào là phước hữu lậu? 

Phước hữu lậu là làm cho mình và cho người an vui tương đối trong vòng sanh tử luân hồi. Muốn thực hiện được phước dù là phước hữu lậu ta phải ứng dụng cả ba thứ thân, khẩu và ý.

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Về thân, lúc nào ta cũng sẵn sàng làm hết sức mình để cứu mạng chúng sanh nhứt là con người. Bởi vì con người biết suy tưởng cho nên khi ta cứu mạng họ, họ sẽ an vui và biết ơn vô kể. Ấy là ta đang tập hạnh bố thí của Bồ tát. Sẳn sàng giúp người khi gặp cảnh khốn cùng. Những người đang lâm vào cảnh khốn khó, nếu được cứu giúp sẽ vui mừng vô hạn. Chúng ta muốn được an vui thì trước hết phải sẵn sàng mang sự an vui bủa khắp cho mọi người, đó cũng chính là nền tảng của phước đức. Đừng dại khờ ôm lấy những cái vô thường mà nuôi cái tâm bỏn xẻn của ta, hãy ban những gì ta có cho những người đang thiết tha cần nó. Hãy mượn của cải vô thường làm phương tiện an vui cho người và chính nguồn an vui ấy sẽ trở về với chúng ta một cách bền vững lâu dài. Hơn nữa, muốn được phước báo ta cần phải giữ gìn hạnh trung thành trinh bạch, không tà dâm. Người biết đạo lý không bao giờ dám xâm phạm đến danh giá và hạnh phúc của gia đình người khác. Hãy tự hỏi lòng ta xem có muốn gia đình ta được trinh bạch và danh giá hay không mà lại đi phá hoại sự trinh bạch và danh giá của gia đình khác. Làm được như vậy, sự an vui không những chỉ hạn hẹp trong gia đình mà sẽ lan tràn đến xã hội nữa.

Thế nào là phước hữu lậu?  1

Người tu theo đạo Phật, nguyện trọn đời làm bớt khổ và ban vui cho người khác....

Về khẩu, có bốn điều phải thực hành cho bằng được. Ấy là nói chân thật để đem lại niềm vui và tin tưởng cho người. Bất cứ trong trường hợp nào, chúng ta cũng luôn luôn cố gắng, nói lên những lẽ thật. Chơn thật là nguồn gốc của tin yêu và thương mến. Nói đúng lý để giúp mọi người nhận ra được lẽ chánh. Trong cuộc sống vốn dĩ đã phức tạp nầy, mọi người đã khó có nhận định đâu là chánh, đâu là tà. Cho nên ta cố gắng nói ra lời đúng lý hầu làm sáng tỏ mọi ngờ vực của người. Hãy nên luôn nhớ: "mặc người phi pháp, chúng ta vẫn giữ đúng pháp." Nói lời hòa thuận để đem lại tình đoàn kết cho mọi người. Tất cả việc làm phân ly chia rẽ đều tạo nên thống khổ cho con người. Là người tu theo Phật, chúng ta không thể làm thế, mà luôn luôn dùng lời hòa thuận để hàn gắn lại những rạn nứt. Thấy ở đâu có mầm rạn nứt, tan rã là chúng ta nỗ lực dùng lời hòa thuận làm chất keo hàn gắn lại. Cuối cùng là nói lời nhã nhặn để đem lại ôn hòa vui vẻ cho người. Mọi sự căm phẫn bực tức đều làm cho người đau khổ, trái lại sự nhã nhặn sẽ làm dịu đi mọi sự bực dọc của người. Người tu theo đạo Phật, nguyện trọn đời làm bớt khổ và ban vui cho người khác thì không lý do gì mà ta dùng lời lẽ thô ác.

Tu tâm dưỡng tánh thì phước còn cao hơn nữa

Về ý, chúng ta phải tập từ bi, nhẫn nhục và chánh kiến. Cố gắng mang lại tình thương cho chúng sanh và tiêu diệt những tham lam độc ác.

Nên nhớ rằng nổi khổ của chúng sanh là do lòng tham ác tạo nên, diệt hết tham ác tự nhiên khổ cũng không còn. Chúng ta nên tập nhẫn nhục để chịu đựng mọi cảnh ngang trái mà không sanh sân hận. Có nhẫn nhục được, chúng ta sẽ giữ được nhận định đứng đắn, từ nhận định đứng đắn ta sẽ có được sáng suốt, vui tươi và đi đúng hướng. Chính chánh kiến là đội binh tiên phong giúp ta tu phước, tuy vẫn là phước hữu lậu, vẫn còn sanh tử, song đi đến đâu cũng là hài lòng và mãn ý. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ

Kiến thức 07:07 07/03/2025

Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo