Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/06/2024, 09:43 AM

Thiện, ác, đúng, sai không phải luôn chỉ là khái niệm

Thưa Thầy, Thầy nói thiện - ác, đúng - sai... chỉ là khái niệm, và Thầy cũng vừa nói tư duy có đúng có sai, có thiện có ác. Tức hễ có tư duy là đã rơi vào khái niệm, vậy làm sao có thể suy nghĩ trung thực về thiện-ác, đúng-sai được ạ?

Audio

Trả lời:

Thiện-ác, đúng-sai không phải luôn luôn là khái niệm, trừ phi chúng bị khái niệm hóa. Để dễ hiểu chúng ta tạm phân ra bốn loại:

Bản chất thực của thiện ác được trực nhận như chúng là, vượt ngoài khái niệm, nghĩa là độc lập với mọi qui định của chúng ta. Ví dụ như khi bạn lặng lẽ cảm nhận trung thực cơn giận hay lòng từ với chánh niệm, tỉnh giác, bạn vẫn thấy rõ tính chất riêng của mỗi trạng thái tâm lý đó mà không cần khái niệm hóa bằng ngôn từ hay tư tưởng nào cả.

Khái niệm định danh để gọi tên bản chất thực của những sự kiện. Ví dụ như tên gọi bản chất trạng thái của những thực kiện: Buồn, vui, khổ, lạc, tham, sân... Tuy là tên gọi nhưng đằng sau vẫn hàm chứa tính chất của thực kiện.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Khái niệm thiện ác được qui định dựa trên phương diện ý nghĩa, hiện tượng, hình thức, tổng hợp, không gian, thời gian... Ví dụ như khái niệm bố thí hoặc trộm cắp tuy có biểu thị một hành động nhưng đó chỉ là hiện tượng phức hợp không có bản chất riêng mà tùy theo qui định của từng cộng đồng.

Khái niệm giả định để đặt tên cho những ý tưởng hay quan niệm mà con người thỏa thuận với nhau vì tiện ích trong quan hệ tương giao, chứ không có bản chất, không có thực kiện. Ví dụ như ý tưởng hiếu thảo, bất hiếu, trung thành, phản bội, vinh dự, ô nhục...

Tóm lại, bản chất của thực kiện thì không sai khác, nhưng có nhiều khái niệm dị biệt tùy mỗi người, mỗi nhóm hay mỗi cộng đồng về sự kiện đó. Như vậy, tư duy dựa trên:

Bản chất thực kiện (loại 1) và trên khái niệm định danh cho bản chất thực kiện (loại 2) thì vẫn có thể là tư duy trung thực và chính xác. 

Nhưng tư duy theo khái niệm hình thức (loại 3) hay khái niệm giả định thuần danh (loại 4) thì vẫn có đúng có sai tùy theo quan niệm của mỗi người, mỗi nhóm hay mỗi cộng đồng...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hành trì giới luật

Kiến thức 15:57 16/06/2024

Giới chia ra làm hai phần, một là giới điều và hai là giới đức. Giới điều có điều khoản rõ ràng, trong đó có điều luật phải giữ gìn, nếu không giữ là vi phạm và bị xét xử. Đối với Phật tử tại gia, Phật ban cho năm giới điều.

Làm sao để vơi bớt ưu phiền trong cuộc sống?

Kiến thức 14:00 16/06/2024

Người xưa nói: "Bất viễn lự, tức cận ưu" nghĩa là không có trí tuệ nhìn xa nghĩ sâu thì sẽ gặp những chuyện buồn trong thời gian gần. Làm sao để cắt đứt gốc rễ ưu phiền, giảm bớt âu lo để sống vui hơn, nhẹ nhàng hơn...

Dùng khổ để trừ ác nghiệp

Kiến thức 13:07 16/06/2024

“Đau khổ này là một bài học cho ta. Bài học này dạy rằng nếu không muốn khổ nữa thì phải từ bỏ nguyên nhân của nó là các hành vi phi đạo đức”.

Nghĩa sâu của vô thường

Kiến thức 12:15 16/06/2024

Lý vô thường không phải làm cho con người bi quan, khi rõ tất cả là vô thường thì chúng ta không mê lầm, sống trở lại nguồn gốc chân thật mà chúng ta đã bỏ quên.

Xem thêm