Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/05/2013, 11:15 AM

Thiền sư Thích Nhất Hạnh hoằng pháp tại Hàn Quốc

Theo lịch trình từ ngày 3 đến ngày 7-5, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ chủ trì khóa tu chánh niệm tại Nguyệt Tinh Cổ Tự (Woljeongsa-월정사-月精寺) Ngũ Đài Sơn, 63, Dongsan-ri, Jinbu-myeon, Pyeongchang-gun, Gangwon-do.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cùng chư vị Tăng thân Làng Mai đến Thủ đô Seoul, Hàn Quốc vào đầu tháng 5 năm 2013 với chương trình Hoằng pháp châu Á và truyền pháp Thiền chánh niệm.

Tổ chức sự kiện này do Thiền phái Tào Khê (Joyejong) và kênh tuyền hình Phật giáo Hàn Quốc thực hiện.

Thích Nhất Hạnh là một thiền sư Phật giáo Việt Nam, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Ngài sinh vào ngày 11 tháng 10 năm 1926, Thừa Thiên Huế. Năm 16 tuổi Ngài xuất gia với Thiền sư Thanh Quý hiệu Chân Thật, Tổ đình Từ Hiếu.  Ngài là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ngài là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire của Ngài.

Vào năm 1956 Ngài là Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam, tờ báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Vào thập niên 1960, Ngài thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (School of Youth for Social Services - SYSS) ở Sài Gòn, một tổ chức từ thiện xây dựng lại các làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và các trạm xá, và giúp các gia đình bị trở thành vô gia cư trong Chiến tranh Việt Nam. Ngài là một trong những người thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối. Viện Đại học Vạn Hạnh trở thành một viện đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam.

Ngài kêu gọi Martin Luther King, Jr. công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam, và đi khắp nơi để vận động cho hòa bình tại quê nhà. Vào năm 1967, King đề cử Ngài cho Giải Nobel Hòa bình. Nhất Hạnh dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán hòa bình Paris. Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời dạy và các phương pháp thực hành của Thích Nhất Hạnh thu hút nhiều người đến từ các quan điểm về tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau . . .

Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng Tăng thân Làng Mai đang Hoằng pháp tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc. 

Theo lịch trình từ ngày 3 đến ngày 7-5, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ chủ trì khóa tu chánh niệm tại Nguyệt Tinh Cổ Tự (Woljeongsa-월정사-月精寺) Ngũ Đài Sơn, 63, Dongsan-ri, Jinbu-myeon, Pyeongchang-gun, Gangwon-do. Người tham gia sẽ được thưởng thức chương trình Templestay ở lại chùa, được quý Thầy chia sẻ kinh nghiệm tu tập và kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Tăng thân Làng Mai. Sự kiện này dành cho tất cả mọi người và sẽ được hỗ trợ bằng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Hàn. 

Ngày 12 tháng 5 sẽ có chương trình Một ngày Quán niệm tại Trường Đại học Đông Quốc (Dongguk-동국대학교-東國大學校), Seoul. Chương trình này, tất cả Tăng thân đều thực tập nuôi dưỡng Chánh niệm. Tứ oai nghi “Hành, Trụ, Tọa, Ngọa” đi, đứng, nằm ngồi tất cả đều sống trong Chánh niệm, mọi sinh hoạt giao tiếp đều sử dụng hai ngôn ngữ nêu trên. 

Ngày 13 tháng 5, Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ với đại chúng với đề tài “Dừng lại để Trị liệu”, buổi diễn giảng công cộng này tại nhà thi đấu Jamshil (잠 실-蚕 室), bắt đầu 19 giờ tối. Buổi diễn giảng bằng tiếng Anh và Thượng tọa Haemin chuyển dịch sang tiếng Hàn. Sư Haemin người Hàn Quốc tốt nghiệp Đại học Harvard và đang giảng dạy tại Đại học Massachusetts. 

Ngày 14 tháng 5, chư tôn thiền đức Tăng thân Làng Mai sẽ tổ chức Chương trình “Phép lạ của sự Tỉnh Thức”, để chia sẻ với các bạn trẻ tại Hàn Quốc. Chương trình này giúp cho xã hội lành mạnh và bồi dưỡng tinh thần Từ bi Trí tuệ, là mạng lưới kết nối toàn cầu, cho những mầm non Thanh thiếu niên biết thực nghiệm nghệ thuật sống trong Chánh niệm, trong đó tất cả mọi người chia sẻ quyết tâm sống Tỉnh giác. Sự kiện này dành cho tuổi trẻ, sẽ tổ chức tại Trung tâm Thiền Quốc tế (Seon), Mokdong, Seoul.
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

Thích Vân Phong
(Tổng hợp theo báo PG Hàn Quốc)


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây

Ảnh 12:40 10/11/2024

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.

Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn (An Giang)

Ảnh 08:30 08/11/2024

Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, sở hữu nhiều ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo. Theo đó, mỗi cổng chùa như cánh cửa đưa du khách vào không gian cổ kính, thanh bình.

Xem thêm