Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/12/2021, 14:47 PM

Thụ ân một giọt, báo ân một dòng

“Đức Phật từ bi, Ngài có cách nào có thể thay đổi vận mệnh của con không?”. Đức Phật liền hỏi ông ta: “Ông biết cảm ân là gì không?”. Ông lão trả lời: “Con không biết cảm ân là gì, xin Đức Phật khai thị”.

 Khi Đức Phật còn tại thế, có một ông lão có 5 đứa con, nhưng chúng đều không muốn phụng dưỡng cha mình. Không còn cách nào khác, ông lão đành phải đi ăn xin trên đường phố. Ông cảm thấy cuộc sống tràn ngập đau khổ, cũng oán giận vì sự bất hiếu của những đứa con, nhưng cũng đành chấp nhận số phận bi thảm lúc tuổi già của chính mình.

Có một ngày, ông gặp được Đức Phật và hỏi: “Đức Phật từ bi, Ngài có cách nào có thể thay đổi vận mệnh của con không?”. Đức Phật liền hỏi ông ta: “Ông biết cảm ân là gì không?”. Ông lão trả lời: “Con không biết cảm ân là gì, xin Đức Phật khai thị”.

Đức Phật chỉ tay vào cây gậy trong tay ông lão và nói: “Ông có biết ơn cây gậy trong tay mình không?”. Ông lão nghe xong liền nói: “Con rất biết ơn cây gậy này! Lúc con đi xin ăn gặp phải những con chó hung hăng, nó chính là vật dụng giúp con đánh đuổi lũ chó. Và khi đi trên những con đường gập gềnh, những khi leo dốc, xuống dốc, nó là vật dụng giúp con chèo chống để bước đi thêm vững chắc. Lúc mệt, con gối lên nó để nằm ngủ, nó chính là chỗ dựa tinh thần của con. Vì thế, con thật sự phải cảm ơn nó rất nhiều”.

Đức Phật liền nói với ông lão: “Vận mệnh của ông bây giờ đã thay đổi rồi! Một người có lòng cảm ân, họ sẽ có tất cả, một người không có tâm cảm ân, họ sẽ mất tất cả”.

Đức Phật liền nói với ông lão: “Vận mệnh của ông bây giờ đã thay đổi rồi! Một người có lòng cảm ân, họ sẽ có tất cả, một người không có tâm cảm ân, họ sẽ mất tất cả”.

Đức Phật vui mừng, khen ngợi: “Thiện tai, thiện tai! Vậy từ nay về sau, mỗi ngày ông hãy cầm cây gậy này và đừng quên nói lời cảm ơn, nói đến một thời điểm nào đó, vận mệnh của ông sẽ thay đổi!”.

Ông lão nghe xong lời giáo huấn của Đức Phật, cảm thấy rất tin tưởng, từ đó về sau mỗi ngày ông đều nói cảm ơn. Không chỉ cảm ơn chiếc gậy, ông còn cảm ơn những người tốt bụng đã bố thí cho mình, thậm chí còn cảm ơn những đau khổ mà mình đã trải qua, những kẻ xấu đã lừa gạt mình. Nói lời cảm ơn khiến cho trái tim ông không còn oán hận mà đọng lại chỉ là sự biết ơn. Năm tháng trôi đi, ông đã thành thạo được một phương pháp tu hành, gọi là “phương pháp cảm ơn cây gậy”.

Có một ngày khi Đức Phật đang giảng pháp, ông lão thầm nghĩ: “Cuộc sống hạnh phúc của ta hôm nay chính là do Đức Phật ban tặng, ta phải cảm ơn Ngài”, thế là ông liền đến nghe Đức Phật giảng pháp. Đức Phật thấy ông lão đến, liền nói với đại chúng: “Hôm nay chúng ta mời một người tu hành đến đây để nói về pháp ‘cảm ân tam muội’ của ông ấy”.

Thế là Đức Phật liền mời ông lão lên đài, để ông kể về câu chuyện cảm ân của mình. Đúng vào ngày hôm đó, 5 đứa con của ông cũng ngồi ở phía dưới nghe giảng, khi họ nghe cha mình nói: “Đối với một cây gậy còn phải thành tâm thành ý cảm ơn như thế, huống gì là con người. Đối với cha mẹ, người đã cho ta sinh mạng, nếu như còn không biết đền ơn đáp nghĩa thì người này còn không bằng cả loài cầm thú!”.

Sau khi nghe xong câu chuyện, năm người con đã rất xúc động, chúng lần lượt chạy lên đài, tranh nhau quyền nuôi dưỡng cha, tranh nhau nói: “Về nhà với con! Về nhà với con!”.

Lúc đó Đức Phật liền nói với ông lão: “Vận mệnh của ông bây giờ đã thay đổi rồi! Một người có lòng cảm ân, họ sẽ có tất cả, một người không có tâm cảm ân, họ sẽ mất tất cả”.

Phật Pháp chỉ nói tới báo ân mà không giảng báo oán. Đối với ân huệ của người khác, lúc nào cũng phải luôn nhớ rằng: “Thụ ân một giọt, báo ân một dòng”. Còn đối với những thù oán của người khác, thì hãy quên nó càng sớm càng tốt, không nên canh cánh trong lòng, ghi hận trong tâm. Bởi vì lợi người cũng là lợi mình, hại người cuối cùng lại là hại mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đang ăn chơi hưởng thụ thì đủ duyên gặp Phật liền giác ngộ

Lời Phật dạy 11:48 26/04/2024

Đến với đạo sớm hay muộn là nhân duyên, đi trước chưa chắc là sẽ đến trước và đi sau cũng chưa hẳn sẽ về sau.

Nếu có 5 đức này, người tu ở đâu cũng lợi ích

Lời Phật dạy 19:30 23/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo: Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ giúp đỡ rất nhiều cho trú xứ ấy. Thế nào là năm?

Hóa ra, ta thật ít thương yêu

Lời Phật dạy 15:30 23/04/2024

Ngày nay khi xung đột, bạo động và nguy cơ chiến tranh hủy diệt trên thế giới ngày càng cao làm cho nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới càng quan tâm hơn về giáo lý từ bi của đạo Phật.

Pháp sư là vị nói Pháp khiến sinh ly dục và tịch tĩnh

Lời Phật dạy 13:30 22/04/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Xem thêm