Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/05/2023, 12:55 PM

Thực hành tắm Phật sao cho đúng?

Xin cho biết về nguồn gốc, ý nghĩa lễ tắm Phật. Lễ này được thực hiện vào những ngày nào trong năm, cách thức chuẩn bị và thực hành tắm Phật như thế nào để được phước?

Nguồn gốc:

Nguồn gốc của lễ tắm Phật bắt nguồn từ sự kiện Đản sanh của Thái tử Tất-đạt-đa tại vườn Lâm-tỳ-ni. Các bản kinh thuộc truyền thống Nam truyền như kinh Đại bổn (Trường bộ II), kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (Trung bộ III), lời mở đầu của bản chú giải truyện Bổn sanh (Nidānakatha) đều ghi lại rằng, khi hoàng hậu Ma-da đản sanh Thái tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên, một ấm một mát, rưới xuống để tắm cho hoàng hậu và Thái tử.

Kinh Phổ diệu ghi rằng, khi Phật đản sinh, trên trời có chín vị rồng phun hai dòng nước nóng lạnh tắm rửa cho Ngài. Cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trỗi nhạc trời chúc mừng Thái tử.

Lễ Tắm Phật được phục dựng nhằm tái hiện khung cảnh trang nghiêm mầu nhiệm này. Về sau, lễ tắm Phật là một trong những nghi thức long trọng trong mùa lễ hội Phật đản.

Ở Ấn Độ và Tây Vực, các tự viện thường hay tôn trí một tượng Phật sơ sinh, mỗi ngày tín đồ có thể tới viếng chùa và lấy nước rưới lên tượng Phật như là một hành động biểu trưng cho sự tẩy trừ sự ô nhiễm nơi thân mình. Vào dịp kỷ niệm Phật đản, tượng Phật sơ sinh được tôn trí trên kiệu hoa, xe hoa diễu hành khắp nơi trong nước. Khi Phật giáo truyền qua Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, trong ngày kỷ niệm Phật Đản sinh, lễ tắm Phật được vua chúa tổ chức cực kỳ trang nghiêm trọng thể trong hoàng cung, về sau phổ biến ở tất cả chùa chiền trong dân chúng.

Đức Phật đản sanh trong từng sát-na tâm của con người

Ảnh: Bảo Tâm.

Ảnh: Bảo Tâm.

Ý nghĩa:

Tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.

Ngày lễ:

Trước đây, ngày kỷ niệm Phật đản sanh là mùng 8 tháng Tư âm lịch nên lễ tắm Phật được tổ chức vào ngày này. Đến năm 1950, Phật giáo thế giới thống nhất kỷ niệm Phật đản vào ngày 15 tháng Tư âm lịch, nên sau đó, ngày lễ Tắm Phật cũng được thay đổi, tùy theo hoàn cảnh mỗi chùa, đạo tràng mà có thể tổ chức lễ Tắm Phật trong các ngày từ mùng 8 đến 15 tháng Tư âm lịch hàng năm.

Chuẩn bị:

Để thực hiện lễ tắm Phật, trước phải trần thiết bàn thờ với đầy đủ hương hoa, thỉnh tôn tượng Phật sơ sinh để trong chậu hoặc thau lớn tinh sạch. Chuẩn bị nguyên liệu nấu nước thơm tắm Phật. Ở nước ta các Phật tử thường nấu nước với hoa lài, hoa cúc, quế…, chờ nước nguội đổ vào chậu và rải thêm hoa lài tươi vào nước tắm Phật. Có nơi giản tiện thì dùng nước mưa, nước lọc tinh sạch nấu chín (vì làm lễ xong có một vài người thọ dụng). Theo Dục Tượng Công Đức Kinh: “Phải dùng các thứ diệu hương như Ngưu đầu, Chiên đàn, Tử đàn, Đa ma la hương, Cam tùng, Bạch đàn, Uất kim, Long não, Trầm hương, Xạ hương, Đinh hương... làm thành nước thơm đựng ở trong chậu sạch”. Nước tắm Phật phải là nước tám công đức, vì vậy người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật mới thành tựu như nguyện.

Tắm Phật:

Đến giờ hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức Lễ tắm Phật. Đến đoạn tắm Phật, mọi người đồng tụng kệ và chú Tắm Phật rồi tuần tự đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính đảnh lễ, dùng tay phải múc nước rồi nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Ngài. Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư. Những tâm niệm tham lam, sân hận và si mê của bản thân nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan. Tắm Phật xong, lễ Phật rồi lui ra, cảm thấy hoan hỷ, thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.

Không nên chen lấn, xô đẩy, giành giật; tắm Phật vội vàng theo kiểu lấy lệ (không có quán tưởng), như vậy không thành tựu công đức. Tắm Phật chính là tắm ta, làm Phật tính bên trong chúng ta được hiển bày.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Xem thêm