Thứ sáu, 29/11/2024, 10:55 AM

Là Phật tử nhưng tôi có thù với muỗi, như vậy phạm tội gì không?

Hỏi: Chuyện là năm ngoái tôi bị sốt xuất huyết, nên giờ nhìn con muỗi tôi thù nó lắm. Đợt này khu nhà tôi lại nhiều muỗi, mỗi ngày tôi vợt điện bọn nó phải chục con. Nghĩ cứ thấy thương, nhưng tôi sợ nó đốt, nó lại gây bệnh. Như thế có tội nhiều không ạ?

Con gái tôi thì nó nhìn thấy bạn kiến nào vào nhà vệ sinh mà bị mẹ dội nước là nó kêu lên “mẹ cứu bạn kiến đi, không khổ thân nó”. Trong khi tôi là mẹ thì...

(Một Phật tử ở Hà Nội)

Là Phật tử nhưng tôi có thù với muỗi, như vậy phạm tội gì không? 1

Về nâng sự sống trên tay

Trả lời:

Chào bạn,

Một khi bạn có tác ý sát sanh, khó chịu, thù hằn (một dạng của tâm sân), và đã khiến chúng sinh chết vì tâm này thì có mang nghiệp sát sanh.

Nhưng trong sát sanh cũng có năm bảy đường, ví dụ vì bảo vệ sinh mạng khác lớn hơn, nhiều hơn mà phải phạm tội; sát sanh vì vô ý, vì không thể tránh khỏi (do đi lại...).

Trong trường hợp của bạn là vì hộ thân, nhưng để tránh tối đa, ngăn lòng sân, bạn có thể từng bước làm điều này:

1 - Tác ý “mời” mấy bạn muỗi/ kiến đó đi nơi khác.

2 - Dùng các biện pháp ngăn ngừa khác thay vì vợt điện, ví dụ xông nhà bằng hương liệu mà muỗi và côn trùng kỵ. Trong quá trình xông, tẩy, nhớ cẩn thận để tránh xảy ra cháy nổ hay các hệ lụy khác như ngạt khói.

3 - Dùng lưới ngăn muỗi ở các cánh cửa ra vào, cửa sổ.

4 - Tiêm chủng sốt xuất huyết để tránh nỗi lo bị bệnh này thì mình đỡ sợ, đỡ giết. Được biết, hiện nay, sốt xuất huyết đã có vaccine phòng bệnh.

Tóm lại, tránh tác ý sân, sát tối đa. Và mỗi ngày nhớ sám hối nghiệp sát sanh của mình, vì dù ngay cả mình không tác ý giết thì trong trùng trùng duyên nghiệp của sự sống, mình cũng đã, đang gây ra thương tích, chết chóc cho loài khác.

Lưu ý, diệt côn trùng gây hại hay kể cả loài virus nhỏ nhiệm ký sinh là điều bất đắc dĩ, nhưng nếu trong trường hợp buộc phải làm thì đừng gia tâm sân, ghét chúng vào. Tăng Ni khi thụ giới có chiếc đẫy lọc nước vì “Phật quán nhứt bát thủy/ Bát vạn tứ thiên trùng”, dùng pháp lọc nước để siêu hóa côn trùng trước khi uống, nuôi bi tâm, không để môn sinh vì sự sống mà “ăn thịt” 84.000 chúng sinh trong bát nước.

Đức Phật khéo dạy việc gìn giới không sát sanh vi tế vậy đó, chúng ta là đệ tử Phật phải nghiêng mình thực hành cẩn thận.

Chúc bạn luôn tinh tấn, an lạc!

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Làm sao để định tâm khi tụng kinh, trì chú và niệm Phật?

Hỏi - Đáp 13:27 10/04/2025

Vấn: Con là một Phật tử mới bước chân vào cửa Phật. Buổi tối con hay niệm Phật và tụng kinh Phổ Môn hoặc không thì trì chú đại bi. Thật sự con cũng rất cố gắng để được nhất tâm nhưng tâm con lúc nào cũng loạn động không ngừng nghĩ, đủ thứ sân si phiền não nổi lên.

Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối

Hỏi - Đáp 09:30 28/02/2025

Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.

Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Hỏi - Đáp 10:59 12/02/2025

Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm

Hỏi - Đáp 07:45 29/01/2025

Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo