Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/06/2022, 08:14 AM

Thúc liễm thân tâm là giữ gìn Chánh pháp

Người đệ tử Phật chân chính, ngoài việc tu tập giới định tuệ để hướng đến viên mãn phước và trí, thành tựu giác ngộ giải thoát cho tự thân, còn đặc biệt quan tâm đến sự thịnh suy của Chánh pháp để lợi ích hữu tình.

Như ngọn đèn dầu nếu không làm sạch bấc, không châm thêm dầu, không che chắn gió tốt thì ngọn đèn sớm bị lụi tàn. Cũng vậy, Chánh pháp nếu không được gìn giữ, tiếp nối và trao truyền thì ngày càng tổn giảm; không làm cho tỏ rạng chân lý, nổi bật giá trị diệt khổ của Chánh pháp thì chúng sinh sẽ quay lưng.

Trong nhiều nỗ lực để giữ gìn Chánh pháp không bị tổn giảm thì việc thúc liễm thân tâm, trau dồi giới hạnh, phát huy định tuệ của mỗi cá nhân người con Phật có vai trò quan trọng khiến cho Chánh pháp hưng thịnh.

“Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo.

(…)

Này các Tỳ-kheo! Lại có bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng không bị tổn giảm.

1. Có tín tâm; tin Đức Như Lai, Chí chân, Chánh giác, đủ mười đức hiệu.

2. Có tàm, biết hổ với điều thiếu sót của mình.

3. Có quý, biết thẹn với việc ác mình đã làm.

4. Đa văn, những điều đã được thọ trì đều tốt ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối, nghĩa và vị thâm áo, thanh tịnh không bẩn, phạm hạnh đầy đủ.

 5. Siêng năng cần khổ, bỏ ác tu lành, chuyên tâm tập luyện mãi không ngừng.

6. Điều đã học tập được, ghi nhớ mãi không quên.

7. Tu tập trí tuệ, biết pháp sanh diệt, hướng đến Hiền thánh, dứt hết gốc khổ.

Với bảy pháp như thế thời Chánh pháp tăng trưởng không bị hao tổn.

(Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành [trích])

Hãy chăm sóc thân tâm mình như chăm sóc vườn cây

Chừng nào vô minh diệt, minh sinh, hằng sống trong tuệ giác vô thường, vô ngã thì dứt hết gốc khổ.

Chừng nào vô minh diệt, minh sinh, hằng sống trong tuệ giác vô thường, vô ngã thì dứt hết gốc khổ.

Đầu tiên phải thiết lập lòng kính tin Tam bảo, nhất là Phật bảo. Tín tâm ở đây, Thế Tôn dạy rõ rằng tin Như Lai là bậc Giác ngộ, mà cụ thể là bậc Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn.

Kế đến là có tàm quý. Tàm là biết hổ thẹn và quý là biết sợ hãi quả báo với điều xấu ác đã làm. Đức Phật đã từng nhấn mạnh nếu không có tàm quý thì con người chẳng hơn cầm thú là bao. Nhờ có tàm quý mà chúng ta có thể tự phản tỉnh, chế ngự và chuyển hóa phần “con” trong con người của mình.

Tiếp theo là học tập và hành trì giáo pháp. Học rộng, nghe nhiều và nhớ mãi không quên đã là điều khó, nghe hiểu rồi thực hành, sống phạm hạnh đầy đủ lại càng khó hơn. Việc hành trì pháp cốt ở sự bền bỉ, lâu dài nên tinh cần, tinh tấn có vai trò quan trọng trong việc chuyển mê khai ngộ.

Quan trọng nhất là tu tập thiền quán phát huy tuệ giác để thấy rõ sự sinh diệt của các pháp trong từng mỗi sát-na. “Biết pháp sinh diệt” chính là dựa trên nền tảng của định (tứ thiền), hành giả phát triển minh sát về tuệ sinh diệt của các pháp, thấy rõ các pháp là trống rỗng, do duyên sinh, sinh diệt tương tục. Chừng nào vô minh diệt, minh sinh, hằng sống trong tuệ giác vô thường, vô ngã thì dứt hết gốc khổ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Thực hành thiền Phật giáo

Kiến thức 11:40 04/11/2024

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”

Kiến thức 10:00 04/11/2024

Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.

Ý nghĩa của việc tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật

Kiến thức 08:54 04/11/2024

Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Xem thêm