Thực tập 5 lời quán nguyện trong bữa cơm gia đình
Thực tập Năm Lời Quán Nguyện trong khi ăn sẽ giúp chúng ta nuôi dưỡng hạnh phúc, tình thương, lòng biết ơn của ta đối với mọi người, mọi loài và đất trời. Quý vị có thể đọc hoặc làm thành bài hát để hát cũng được.
Xin quý vị hãy tổ chức đời sống như thế nào để mỗi ngày ít nhất là gia đình có một bữa ăn chung. Điều này rất quan trọng. Sau khi mọi người trong gia đình ngồi vào bàn ăn, tất cả mọi người thực tập im lặng, trở về với hơi thở chánh niệm, thở vào thở ra ba lần rồi nhìn quanh và nhận diện sự có mặt của từng người trong gia đình, sau đó ăn trong im lặng khoảng năm tới mười phút đầu của bữa ăn.

Ảnh minh họa.
Nếu muốn, quý vị có thể thực tập năm lời Quán Nguyện trước khi ăn. Đây là Năm Lời Quán Nguyện:
1. Thức ăn này là tặng phẩm của đất trời, mọi người, mọi loài và công phu lao tác.
2. Xin nguyện ăn trong chánh niệm, có mặt đích thực trong giây phút hiện tại để xứng đáng thọ nhận thức ăn này.
3. Xin nhớ ngăn ngừa những tật xấu, nhất là tật tham lam và tập ăn uống có chừng mực.
4. Xin chỉ ăn những thức ăn có tác dụng nuôi dưỡng thân tâm và ngăn ngừa tật bệnh.
5. Vì muốn thành tựu sự nghiệp giác ngộ, hiểu biết và thương yêu, xây dựng tình huynh đệ, tạo dựng hạnh phúc gia đình, chúng con xin thọ dụng thức ăn này.
Sự thực tập rất đơn giản. Chỉ cần ăn cho có chánh niệm, an trú vững chãi trong giây phút hiện tại là ta đã xứng đáng được ăn cơm này.
Nếu ăn không có chánh niệm, thì ta không dễ thương với thức ăn, với mọi người và mọi loài đã làm ra thức ăn này. Tôi luôn luôn tự nhắc mình là phải ăn uống cho có chừng mực, điều độ. Tôi biết thức ăn đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe, hạnh phúc của tôi và những người thương của tôi.
Vì vậy tôi nguyện chỉ ăn những thức ăn, thức uống có tác dụng nuôi dưỡng, duy trì sức khỏe và an lạc cho thân tâm mình. Người lớn cũng như người nhỏ đều có thể thực tập pháp môn này.
Ăn cơm chung là cơ hội để chúng ta vun trồng, nuôi dưỡng thêm sự hòa thuận và tình thương yêu trong gia đình. Biết trân quý sự có mặt của mọi thành phần trong gia đình. Mời cháu nhỏ nào đã học thuộc lòng Năm Lời Quán Nguyện hoặc có thể cầm bổn để đọc lớn trong mỗi bữa ăn để cả nhà cùng thực tập quán chiếu.
Thực tập Năm Lời Quán Nguyện trong khi ăn sẽ giúp chúng ta nuôi dưỡng hạnh phúc, tình thương, lòng biết ơn của ta đối với mọi người, mọi loài và đất trời. Quý vị có thể đọc hoặc làm thành bài hát để hát cũng được. Phải dùng tài năng và nghệ thuật của mình để làm cho sự thực tập trở nên hứng thú, vui tươi và linh động.
Thiền tập không phải là chịu đựng cực khổ để gặt hái kết quả trong tương lai mà thiền tập là để có chất liệu hỷ lạc ngay trong khi thực tập.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)
Xem thêm