Thức tỉnh mục đích sống: Nhớ rõ các dục vui ít khổ nhiều
Mỗi người sống trên cuộc đời đều có một mục đích, có thể khác nhau, nhưng tất cả đều hướng về nơi mà người ta cho là hạnh phúc và bảo đảm hạnh phúc.
Một ông vua hay một quan chức có thể nghĩ quyền lực là mục đích sống, là hạnh phúc số 1. Người công nhân thì đơn giản chỉ cần có số lương đủ khá để thoải mái trong cuộc sống là hạnh phúc. Một nhà tu thì có thể chỉ cần mỗi ngày ba bữa ăn và một chỗ ngủ để họ thể nghiệm chân lý là đủ… Nói chung, dù cách nào, dù nghĩ gì, hướng sống của mọi người là hướng đi về hạnh phúc và bình an.
Tuy nhiên, có một sự thật rằng dù tin con đường mình đi là con đường hạnh phúc, phần lớn nhân loại đã công nhận mình sai khi đi đến cuối đường. Khi ấy người ta phát hiện ra hạnh phúc mình hướng về là hạnh phúc ảo. Mình đã trả giá quá đắc cho một món hàng có độc. Tự mình làm hao mòn sức khỏe và ý chí của mình cho một thứ hạnh phúc mộng, hạnh phúc càng uống càng khát, như uống nước biển, bên trong ẩn chứa vô vàn khổ đau.

Đức Phật Thích Ca thường nói: "Các dục vui ít khổ nhiều, sự nguy hiểm bên trong càng nhiều hơn"(1). Nhiều người không đồng ý cái thấy này của Phật, nhất là các bạn tuổi còn trẻ. Nhưng chắc chắn khi bạn đến ngưỡng tuổi 49, cộng với chút suy tư về nhân sinh và thế giới, bạn sẽ thốt lên: Oh! Lời Đức Phật thật đúng.
Mình nghĩ chúng ta đừng đợi đến cái tuổi 49 của đời người - một độ tuổi đã mất nhiều nhiệt huyết, tụt dốc lý tưởng, suy giảm sức khỏe - mới thức tỉnh mục đích sống.
Bạn biết không, Đức Phật Thích Ca cho biết làm thân người là rất khó. Cơ hội chỉ là một hạt cát so với số cát của địa cầu. Hãy thức tỉnh sớm. Hãy chọn cho mình một hướng đi về hạnh phúc, trong ấy mình hoàn toàn thấy hiểu thân phận già, bệnh và chết; thấu rõ sự vĩ đại của tình yêu thương; tường tận chân lý công bằng và sự vô ngã bất tử của mình và thế giới.
Hãy sống làm sao mỗi bước chân chúng ta đều bước trên thực địa có thật; mỗi phát biểu của chúng ta là chân thành và có công năng trị liệu vết thương lòng; mỗi việc chúng ta làm đều có tình yêu cuộc sống; và mỗi sợi suy nghĩ của chúng ta đều mang dấu ấn chánh kiến, chánh tư duy.
Chúng ta đừng mặc cảm là mình không thể. Chính vì mặc cảm thua người, hơn người và bằng người đã nhận chìm chúng ta trong tham ái, sân hận, u mê và khổ đau.
Thái tử Siddhatha suốt 29 năm trong hoàng cung mới trọn vẹn thức tỉnh mục đích sống (2); vua Trần Nhân Tông hơn 36 năm cuộc đời mới trọn vẹn hiểu được mục đích đời mình (3). Không có gì là muộn cả, chỉ có thể trễ. Chúng ta vẫn còn đủ thì giờ để thức tỉnh. Hãy dũng như Siddhatha, chấp nhận sai lầm khổ hạnh để tiến bước trên con đường Trung đạo. Ngài sẽ không thành Phật nếu Ngài không đủ dũng để thay đổi tư duy.
Cũng vậy, nếu chúng ta không đủ sáng suốt và dũng cảm nhìn lại giá trị thật của kiếp người và mục đích sống của cá nhân thì cuộc đời 60 năm cũng chỉ là một giấc mộng, có khi còn là ác mộng.
Thức tỉnh và nguyện muôn loài thức tỉnh. Đời người là rất quý. Chúng ta đừng tăm tối cho đến lúc phải tự thương: "Con người ơi hãy thương lấy con người"(4) .
-------------------
(1). Tiểu Kinh Khổ Uẩn
(2). Đức Phật Lịch Sử ( Historical Buddha) Trần Phương Lan dịch
(3). Trần Nhân Tông toàn tập, Lê Mạnh Thát
(4). Trần Đăng Khoa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thức tỉnh mục đích sống: Nhớ rõ các dục vui ít khổ nhiều
Phật pháp và cuộc sống
Mỗi người sống trên cuộc đời đều có một mục đích, có thể khác nhau, nhưng tất cả đều hướng về nơi mà người ta cho là hạnh phúc và bảo đảm hạnh phúc.

Đừng tạo thêm nghiệp ác nữa!
Phật pháp và cuộc sống
Thế giới đang thay đổi. Hãy nhanh chóng hành động.

Giỗ tổ Hùng Vương dưới góc nhìn của đạo Phật: Tri ân cội nguồn, phát huy truyền thống
Phật pháp và cuộc sống
Hằng năm, vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch, người dân Việt Nam cùng hướng về Đền Hùng để tưởng nhớ các Vua Hùng – những vị khai quốc công thần của dân tộc. Đây không chỉ là dịp để người dân hướng về cội nguồn, bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên mà còn là cơ hội để mỗi người tự soi xét lại bản thân, ý thức được trách nhiệm gìn giữ và phát triển di sản cha ông để lại.
Xem thêm