Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thượng tọa Thích Minh Hiền và Lễ hội chùa Hương 2019

Từ lâu, vào mùa xuân, Phật tử và bà con gần xa nô nức trẩy hội chùa Hương - ngôi chùa có Lễ hội kéo dài nhất, không gian dài nhất và đông người trẩy hội nhất. Bài phỏng vấn TT Thích Minh Hiền của cư sĩ Thiện Đức về lễ hội chùa Hương sẽ tỏ thêm một số điều về xuân hội chùa Hương.

- Đầu xuân mới, phatgiao.org.vn xin phép được hỏi Thượng tọa, Lễ hội chùa công tác chuẩn bị cho xuân hội chùa Hương 2019 đã tới đâu a?

Lễ hội chùa Hương là lễ hội dài nhất Việt Nam. Trong các ngôi chùa, thì lễ hội chùa Hương kéo dài 3 tháng, và là lễ hội có phạm vi, diện tích, và có số lượng người hành hương đông nhất. Với 3 đặc điểm đó, đã tạo nên cho lễ hội chùa Hương in dấu trong tâm thức của người Việt Nam. Đặc biệt là giới trẻ ngày càng trẩy hội chùa Hương rất đông. Ban tổ chức Lễ hội đã chuẩn bị cho Xuân Kỷ Hợi 2019 những cơ sở vật chất, phương tiện tương đối hoàn thiện.
Riêng chúng tôi, với tinh thần phụng sự Tam bảo, những năm gần đây, đặc biệt, năm nay, với chùa Hương mới đón nhận di tích Quốc gia đặc biệt nên đã chuẩn bị rất chu đáo cho mùa lễ hội này.

Thượng tọa Thích Minh Hiền, động chủ Hương Tích đời thứ 12 trả lời phỏng vấn về Lễ hội chùa Hương - Xuân hội Kỷ Hợi 2019

Thượng tọa Thích Minh Hiền, động chủ Hương Tích đời thứ 12 trả lời phỏng vấn về Lễ hội chùa Hương - Xuân hội Kỷ Hợi 2019

Xin kính hỏi Thượng tọa về ý nghĩa của việc công nhận di tích chùa Hương là di tích Quốc gia 2018?
Chùa Hương được công nhận là Di tích Quốc Gia lầu tiên năm 1962 và tiếp đến là năm 1990, và gần đây, là năm 2018 được thêm hai chữ "Đặc biệt".

Khi nhận hai chữ Di tích Quốc gia Đặc biệt, chúng tôi cũng xin nêu ba đặc điểm khác biệt và lớn nhất như đã nêu trên. 3 đặc điểm này đã tạo  vị trí cho Lễ hội chùa Hương. Vì chùa Hương có 21 tự viện, đình đền, chùa, hang động thờ Phật và thờ thần linh theo tín ngưỡng của người bản địa.

Chính điều đó tạo nên phạm vi rộng lớn về chiều dài, không gian, thời gian. Đặc biệt là kiến trúc tự viện hang động, và pho tượng Phật Bà Quan Âm Hương Tích tạo nên những vị trí hiếm có của chùa Hương.

2018-chùa Hương vinh dự nhận bằng Di tích Quốc gia Đặc biệt.

2018-chùa Hương vinh dự nhận bằng Di tích Quốc gia Đặc biệt.

Thưa thầy, trong nét xuân đặc biệt, một thói quen của nhiều Phật tử, nhiều năm nay họ hay tới chùa Hương để cầu tự

Theo kinh Phổ môn, hữu cầu tất ứng, sở cầu tất ứng. Có thể nói, cầu tự là việc khó khăn nhất trong Sinh lão bệnh tử thì việc đó là khó khăn nhất. 

Từ nhiều năm nay, dân gian đã có tín ngưỡng cầu tự, những ai khó khăn, mong muốn sinh con thì tới động Hương Tích để cầu tự trong niềm hy vọng mong manh.

Động Hương Tích linh thiêng

Động Hương Tích linh thiêng

Sở dĩ Lễ hội chùa Hương có truyền thống nhiều người hành hương đi nhiều lần. Như Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã đi tới 44 năm liên tục. Sang năm sẽ là 45 năm liên tục hành hương chùa Hương của HT Thích Bảo Nghiêm. Đây là điều kỳ diệu.

Vậy khi người ta tới đây cầu tự thì họ là con của đức Quan Âm, như tướng Nguyễn Cao Kỳ là một ví dụ. Tất cả lễ nghi đó, tạo cho truyền thống hành hương chùa Hương của mỗi người không thể bỏ được, in đậm trong tâm thức của người con chùa Hương.

Thời khắc giao thừa trong chùa Hương luôn in dấu trong lòng mỗi người con chùa Hương

Thời khắc giao thừa trong chùa Hương luôn in dấu trong lòng mỗi người con chùa Hương

Thưa thầy, thầy có thể mô tả giúp Phật tử, khách hành hương về ý nghĩa, thời khắc giao thừa chùa Hương?
Có lẽ, thời điểm sang canh, tất niên, giao thừa, ở đâu cũng có. Mà truyền thống ở các tự viện cũng rất thiêng liêng. Có lẽ, do không gian núi rừng, do tâm của con người, đặc biệt là các Phật tử thuận thành, bà con sống lâu năm trong khu rừng này, đã tạo nên không khí xuân phong. Đêm giao thừa, chúng tôi tụng kinh Di Lặc, lễ Phật, lễ Tổ. 
Đêm trừ tịch đó, không gian đã tạo cho con người, và chính con người cũng tạo cho không gian, không khí đó một mùa xuân chốn thiền môn ấm áp!

Adida Phật, chúng con xin cảm ơn Thượng toạ!

Bài liên quan
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giáo hội ban hành Thông bạch hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568

Tin tức 20:00 28/03/2024

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN vừa ấn ký ban hành Thông bạch số 088/TB-HĐTS gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024.

Lễ hội Quan Thế Âm ở một ngôi chùa lịch sử

Tin tức 19:23 28/03/2024

Ngày 28/3 (19/2/Giáp Thìn), Ban Trị sự GHPGVN H.Nông Cống, chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, H.Nông Cống (Thanh Hóa) tổ chức Lễ hội Quan Thế Âm năm 2024.

Tiền Giang: BTS kết hợp Sở NN&PTNN tỉnh phóng sanh tại khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười

Tin tức 14:58 28/03/2024

Sáng ngày 28/03/2024, nhân kỷ niệm 65 năm ngày Truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (ngày 01/04/1959 - 01/04/2024), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) tỉnh Tiền Giang kết hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh thả hơn 2 tấn cá giống tại khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Hoàn cảnh bi thương của nam sinh lớp 8 bị hành hung chấn thương sọ não

Tin tức 14:34 28/03/2024

Bố mất vì tai nạn lao động, nam sinh lớp 8 và mẹ vừa chuyển hộ khẩu về quê ngoại ở huyện Cẩm Khê được vài tháng, chưa kịp về ở hẳn nay đã phải đối diện với cửa tử vì bị đánh đến chết não, hi vọng sống mong manh.

Xem thêm