Tích đức bằng những việc đơn giản trong cuộc sống
Người xưa khuyên rằng, hành thiện sẽ tích được phúc đức. Trong cuộc sống, có rất nhiều việc đơn giản chúng ta có thể làm để tích phúc đức về sau.
Lời Phật dạy về phúc đức
Phúc đức là quan niệm đặc thù của người Phương Đông. Quan niệm phúc đức đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam.
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy: "Dù lên non, xuống biển, vào hang, nghiệp báo vẫn theo con người như hình với bóng, không ai có thể tránh được". Nghĩa là nếu như con người không biết tu nhơn tích phước, chỉ lo tạo tội tạo nghiệp, trong cuộc sống đấu tranh giành giựt hằng ngày, cho đến khi quả báo thuần thục, không ai có thể tránh được, dù cho người đó là bất cứ ai trong thế gian này, không phân biệt vua quan, chức quyền hay thường dân, giàu sang hay nghèo hèn, học thức hay bình dân, nam phụ lão ấu, tín đồ hay chức sắc.
Dân gian cũng có câu: “Phước bất tận thâu, Lộc bất tận hưởng”. Tạm hiểu là: “Khi được phước, được lộc đừng bao giờ hưởng hết một mình, mà nên san sẻ”. San sẻ bằng cách nào? Có nhiều cách, như bố thí (giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em tật nguyền, người gặp hoạn nạn…), phóng sinh, cúng dường tạo phước, làm việc hiếu, việc đạo thì mới bền, nếu không thì dễ bị quả báo. Nên chăm làm phước, chớ ích kỷ hại nhân lợi mình, hại người sẽ được hưởng phúc lành.
Vậy phúc đức chính là những điều tốt lành đưa đến cho bản thân hay gia đình mình, xa hơn cho một cộng đồng xã hội, cho một đất nước.
Tạo phúc đức bằng những việc làm đơn giản hằng ngày
1. Tích đức từ lời nói
Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác.
Lời nói thẳng: Có thể chuyển sang cách nói “vòng, nói giảm, nói tránh” một chút.
Lời nói lạnh như băng: Hãy hâm nóng lên một chút trước khi nói.
Lời nói phê bình người khác: Trước khi nói hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe.
Một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng.
2. Tích đức từ đôi tay
Học cách ca ngợi, vỗ tay tán thưởng người khác.
Mỗi người đều cần tiếng vỗ tay của người khác bởi vì ủng hộ, khen ngợi người khác là điều cần có ở mỗi người.
Không biết vỗ tay, khen ngợi người khác thì đời người thực sự quá nhỏ hẹp.
Cho người khác tiếng vỗ tay kỳ thực là cho chính bản thân mình.
3. Tích đức từ giữ thể diện cho người khác
Ở một số tình huống việc “không nể mặt” là một thái độ vô lễ lớn nhất.
Người phương đông rất xem trọng thể diện vì vậy ở bất cả thời điểm nào cũng nên giành cho người khác một “lối thoát” để giữ thể diện.
Nhìn thấy rõ một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra, hãy lựa lúc mà nói.
Hãy nhớ đừng bao giờ làm tổn thương thể diện của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường.
Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một cái tội đẩy người ta đến đường cùng.
4. Tích đức từ việc tín nhiệm người khác
Người có tính đa nghi trời sinh thì khó có người bạn chân thành.
Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc.
Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công.
Người xưa nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người.”
5. Tích đức từ việc cho người khác sự thuận lợi
Cho người khác được lợi cũng chính là làm lợi cho mình.
Thời điểm người khác cần bạn nhất, hãy sẵn sàng cho họ một bờ vai để nương tựa.
Suy nghĩ cho người khác cũng chính là suy nghĩ cho bản thân mình.
6. Tích đức từ việc giữ lễ tiết
Người có lễ tiết đi khắp thiên hạ cũng khó có người trách mắng, không ưng ý.
7. Tích đức từ tính cách khiêm nhượng
Người xưa nói: Người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch.
Tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi.
Buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ.
Không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình.
Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau đừng đắc ý, nên khiêm nhượng một chút.
8. Tích đức từ việc hiểu người khác
Mọi người, ai cũng mong muốn người khác hiểu và thừa nhận mình.
Hiểu người khác cũng chính là một cách đem lại lợi ích cho người khác.
Đổi vị trí để hiểu người khác.
9. Tích đức từ việc tôn trọng người khác
Đem lòng tự tôn của người khác đặt ở vị trí cao nhất.
Cố gắng để người khác cảm nhận thấy sự tôn nghiêm của bản thân mình.
Tôn trọng người yếu kém hơn mình càng là đáng quý.
Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác.
10. Tích đức từ việc giúp đỡ người khác
Ở vào thời khắc quan trọng, ai mà không hy vọng có người trợ giúp mình?
“Vì người khác” sẽ luôn luôn chiến thắng “vì mình”.
Lòng tốt sẽ luôn luôn được người khác khắc sâu, nhớ kỹ.
Khi giúp đỡ người khác cũng phải tìm cách để đối phương vui cười mà tiếp nhận.
11. Tích đức từ việc thành thật với mọi người
Không thành thật sẽ khó tồn tại, người giả dối tất sẽ không có bạn chân thành.
Luôn lấy thành tín làm gốc, coi trọng thành tín trong mọi mối quan hệ.
Dùng thành tín thu phục người khác, sẽ dễ đạt được thành công.
Một người nếu như mất đi sự thành thật thì làm việc gì cũng khó.
Bất kể lý do gì cũng không thể giải thích được lý do sự giả dối của bản thân.
12. Tích đức từ việc biết cảm ơn người
Cảm ơn là một cách ngợi ca cuộc đời.
Trong cuộc sống, lời cảm ơn kịp thời sẽ khiến mọi người thân thiện với nhau hơn.
Cảm ơn đối thủ là một cách thể hiện của người có chí khí.
13. Tích đức từ lòng nhân ái của bản thân
Mỗi người đều nên tu dưỡng lòng nhân ái trong mình. Bởi người có tấm lòng nhân ái luôn sống nhẹ nhàng mà lại dễ dàng nhận được sự hợp tác từ người khác.
14. Tích đức từ việc mỉm người với người khác
Không có ai cự tuyệt một nụ cười chân thành cả!
Mỉm cười là phương thức kết nối hữu hiệu giữa con người với con người.
Dùng nụ cười để ứng phó với sự “khiêu chiến” của đối thủ mới thực là cao nhân.
15. Tích đức từ lòng khoan dung
Không thể khoan dung người khác có thể là bởi vì lòng dạ của mình còn quá nhỏ hẹp!
Dùng khoan dung có thể cải biến một con người lầm lỗi.
Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng chiếm được lòng người khác.
Hãy học cách tha thứ khuyết điểm của người khác.
Đôi lúc, một quan hệ tốt đẹp là từ nhẫn mà sinh ra đấy!
16. Tích đức từ lòng lương thiện
Không có ai là không muốn làm bạn, làm hàng xóm hay hợp tác với người có tấm lòng lương thiện.
Người lương thiện có thể thu phục người khác. Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm.
17. Tích đức từ sự biết lắng nghe
Người xưa có câu: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít”. Người biết lắng nghe thường được lòng người khác bởi lắng nghe là một cách lấy lòng người khác tốt nhất.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ra đi để biết nẻo về
Phật giáo và người trẻ 13:50 01/11/2024Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.
“Thành tâm niệm Phật đi, sẽ có những điều mầu nhiệm”
Phật giáo và người trẻ 13:55 31/10/2024Lúc còn nhỏ, không hiểu vì lý do gì mà đột nhiên tôi có khối u ở cổ, ăn uống chẳng được, cơ thể mệt mỏi, đau nhức lắm. Lúc đầu bác sĩ ở tỉnh tưởng là viêm tuyến giáp nên cho uống thuốc kháng sinh, uống được một tuần nhưng khối u càng lúc càng to.
Nhớ lại bốn kiếp luân hồi, thấm thía sự công bằng của nhân quả
Phật giáo và người trẻ 13:00 30/10/2024Chịu những quả báo bệnh tật, tai ương, tôi không còn oán thán, than trời trách đất, mà bình thản lãnh chịu. Dù cho đau khổ có gấp nhiều lần hơn thế nữa, thì cũng là nhân quả công bằng, mình làm mình chịu.
Trì tụng chú Đại Bi, điều kỳ diệu đã xảy ra với tôi
Phật giáo và người trẻ 11:15 30/10/2024Tôi không thể tin rằng khi tôi vô tình trì tụng Chú Đại Bi mà điều kỳ diệu sẽ xảy ra với tôi! Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi thật sự biết ơn ảnh hưởng của đạo Phật nên tôi đã kịp thời cảnh tỉnh. Chú Đại Bi đã khai mở trái tim đại bi của tôi...
Xem thêm