Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người
Làm người nếu biết lấy đức làm gốc rễ ấy là bậc minh trí, bởi đức hạnh chính là đại biểu cho kết quả hàm dưỡng của một người. Nếu một người không ngừng tu tâm tích đức ắt sẽ gia tăng trí huệ, ngộ đạo nhân sinh, tìm được chân lý và hạnh phúc viên mãn cho chính mình.
>Lời Phật dạy
Mỗi người cần biết "tu hành"
“Tu” nghĩa là sửa, tìm ra cái sai, cái chưa tốt chưa thiện của mình để sửa cho đúng hơn, tốt hơn, thiện hơn. Khi đã sửa được tốt hơn, thiện hơn thì đã lên cảnh giới tầng thứ cao hơn, lại nhìn lại mình, phát hiện ra điều mình vẫn chưa đúng, chưa tốt, chưa thiện rồi lại sửa tiếp. Một quá trình liên tục như vậy sẽ liên tục nâng cao đạo đức, phẩm hạnh cá nhân.
Còn “hành” nghĩa là thực hành, hành động. Sau khi sửa mình cho đúng cho tốt thì áp dụng vào thực tế, vào mối quan hệ với mọi người, để xem cái mình cho là tốt, là đẹp, là thiện, là đúng đó có được mọi người chấp nhận, đồng tình không, có làm tổn hại người khác không, từ đó mà điều chỉnh, sửa đổi, quay lại tu thân. Hành cũng là để kiểm nghiệm xem mình đã tu sửa vững chắc chưa, trước những mâu thuẫn về quan hệ, lợi ích, danh tiếng, những cái xấu của mình còn tái phạm không.
Do đó tu hành là tự xem xét bản thân. Để xem xét bản thân chính xác thì cần lắng lòng, để tâm bình khí hòa rồi nhìn lại mình, xem bao nhiêu thói quen của mình có các loại cố chấp, có các chủng thiên kiến không, có nóng vội, có khoe khoang khoa trương không, có gì giả dối khó nói ra không, còn có rất nhiều những hạn chế mà chưa dám thừa nhận. Cái gốc làm người là tu thân, tự xem xét bản thân là tu hành.
Càng khó mới càng cần tu hành
Vẫn có những câu chuyện các cặp vợ chồng từ khi kết tóc xe tơ, vẫn thủy chung, phu thê hòa thuận, cầm sắt hòa minh, không hề cãi nhau bao giờ. Những cặp vợ chồng như thế này khiến mọi người ngưỡng mộ. Nhưng những cặp đôi thế này vô cùng hiếm gặp, chỉ là những trường hợp cá biệt mà thôi.
Còn các cặp vợ chồng bình thường, phần lớn là qua tháng trăng mật, có khi chỉ qua vài ngày là bắt đầu nảy sinh xung đột. Đầu tiên là bất đồng trong tư tưởng, trong cách suy nghĩ, lối sống, dần dần biến thành cãi nhau nảy lửa, rồi chiến tranh lạnh, nhiều ngày không ai nói với ai lời nào.
Vợ chồng chung sống hòa thuận xưa nay vốn là việc khó. Vì sự khác biệt giữa nam và nữ giống như sự khác biệt giữa trời với đất. Bối cảnh gia đình và thói quen sống của hai người vốn cũng khác nhau, khó mà dung hòa. Hai bên cũng có những quan điểm cố chấp, thiên kiến khác nhau, cũng chẳng người nào chịu người nào. Xã hội hiện đại cũng khiến tâm hồn con người xơ cứng, đã mất đi tính nhẫn nại, ôn hòa, khiến cho quan hệ vợ chồng trong gia đình dễ bị tổn thương.
Xã hội hiện đại càng ngày càng đề cao cái tôi, đề cao cá tính, vô hình trung đã đẩy sự khác biệt trên của hai vợ chồng về hai thái cực. Mâu thuẫn được đẩy cao lên, cái tôi được bùng nổ ra, như hai trái bóng bơm căng, va chạm nhẹ là nảy bật lên càng xa nhau hơn. Quan hệ càng thêm căng thẳng, không ai chịu nhường ai, ắt sẽ dẫn đến đấu khẩu, chiến tranh lạnh, và ly dị.
Phật dạy 3 cách bố thí để tạo phúc phận cho đời mình
Đức Phật dạy có 3 loại bố thí chúng ta có thể thực hiện: Bố thí tài, bố thí Pháp, bố thí vô úy.
Bố thí tài: Chính là dùng tiền bạc, tài chính cứu giúp những người khó khăn, nghèo khổ.
Bố thí Pháp: Chính là khuyến thiện để chúng sinh học Phật pháp, giảng pháp cho mọi người, dùng thiện niệm để cứu độ, giúp chúng sinh tin Thần Phật.
Bố thí vô úy: Nói một cách đơn giản chính là ăn chay, giới cấm không sát sinh…
Nếu thực sự thực hiện được một cách chân chính ba loại bố thí này thì chính là bạn đang gieo trồng nhân thiện duyên vô cùng to lớn.
Khi hiểu được cần bố thí như thế nào đó chính là “tu phúc”. Cho dù trong đời này bạn không thấy được kết quả nhưng tương lai chắc chắn sẽ được phúc báo tốt lành. Tuy nhiên có một nguyên tắc rất quan trọng trong khi bố thí chính là bố thí trong phạm vi năng lực của bản thân mình.
Có một số người bản thân không có tiền liền đi mượn tiền để giúp đỡ người khác. Phật có dạy bạn công đức trong khả năng làm được của mình, không làm được thì không cần miễn cưỡng. Ngoài ra còn một điểm rất quan trọng khác là: Sự bố thí thật sự không phải ở số lượng nhiều hay ít mà là xuất phát từ tâm của bạn. Nếu tâm bạn chân thành vui vẻ khi bố thí cho người thì rất tự nhiên sẽ tích được phúc báo rất lớn.
Trong cuộc sống số phận cuộc đời mỗi người không ai là giống nhau, có kẻ giàu, có người nghèo khó, lại có những kẻ túng quẫn đến manh áo che thân cũng không lo nổi. Thế nhưng không vì thế mà việc bố thí bị ngăn trở. Bố thí không chỉ bằng vật chất là cho đi, mà bố thí còn có nghĩa là buông bỏ…
Ngay cả lúc tay không, ta vẫn có thể bố thí. Có khi chỉ là một nụ cười nho nhỏ, lời hỏi thăm sức khỏe hay một tiếng chào thân ái. Như vậy đều đã là bố thí, đều đã tạo một cơ sở phúc báo cho chính mình vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phước đức từ đâu ra?
Lời Phật dạy 16:00 01/11/2024Vô phước thì vô phần là quan niệm phổ biến trong dân gian. Những ai từng trải nghiệm trong đời hẵn thấy rõ tầm quan trọng của phước báo, bởi lẽ dù cho tài trí đến mấy mà thiếu phước thì chưa chắc đã thành công.
Niệm chết
Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.
Ham ngủ ban ngày
Lời Phật dạy 09:20 31/10/2024Đối với người tu hành, mê đắm ngủ nghỉ là một trong những yếu tố ngăn che, chướng ngại thiền định. Ngủ nhiều sẽ sinh biếng nhác, giải đãi, mê muội và mất thời gian cho công phu tu tập. Vì thế, muốn phát triển thiền định thì ngủ nghỉ cần phải được tiết chế, giảm thiểu trong đời sống hàng ngày.
Nhân duyên gì có người hiền lành và có người ác?
Lời Phật dạy 09:00 30/10/2024Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Rồi Thôn trưởng Canda đi đến. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người được gọi là tàn bạo, có người được gọi là hiền lành?
Xem thêm