Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/07/2016, 10:06 AM

Tiểu sử cố Hòa thượng Thích Thiện Tánh (1921 - 2016)

Là hành giả Pháp môn Tịnh Độ mỗi ngày trì tụng, liễu sinh tử vô thường, tỏ tứ đại duyên sanh. Mặc dù Hòa thượng đã sớm biết thân tứ đại là giả hợp nhưng vẫn tự tại vô ngại, ngày về cảnh Phật không xa, Ngài dạy các đệ tử hãy tinh tấn tu hành, duy trì mạng mạch Như Lai nhằm kế vãng khai lai, truyền đăng tục diệm. Với 95 xuân thu trụ thế, 45 hạ lạp, thời đã đến, Hòa thượng xả bỏ huyễn thân, trở về cảnh giới Niết bàn an tịnh vào lúc 21 giờ 05 ngày 18 tháng 07 năm 2016 

I/THÂN THẾ

Cố Hòa thượng pháp danh Nguyên Trí, tự Thiện Tánh, hiệu Quang Minh thuộc dòng Lâm Tế - Đời thứ 44, thế danh Huỳnh Viết Tấn, sinh ngày 18 tháng 02 năm 1922 (Nhâm Tuất) tại Làng Cẩm Phô, TX Hội An (Tp.Hội An, Quảng Nam ).

Thân phụ của Hòa thượng là cụ ông Huỳnh Viết Liễn; Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mỹ. Hòa Thượng là người con thứ 5 trong gia đình có 8 anh chị em. Gia đình có truyền thống nhiều đời thâm tín và phụng sự Tam Bảo nên Ngài sớm có cơ duyên gặp Phật pháp, ươm mầm hạt giống Bồ đề.
 
II/XUẤT GIA HỌC ĐẠO

Năm 1957, Hòa thượng tham gia Hội Phật học làm Hội viên chùa Đại An, xã Tam Dân, huyện Tam Kỳ. Năm 1960 phát tâm xuất gia tu học với cố Hòa Thượng Bổn Sư Thượng Từ Hạ Ý (Trụ trì Chùa Hòa An, Tp.Tam Kỳ). Trong thời gian hành điệu, Hòa Thượng được Bổn sư ân cần dạy dỗ, cộng với sự nỗ lực của bản thân nên năm 1968 Hòa thượng được bổn sư cho vào Chùa ấn Quang-Sài Gòn thọ giới sa di và vào  năm 1972 thọ giới tỳ kheo tại Giới đàn Chùa Phật Ân-Thành phố Mỹ Tho do cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hòa làm đàn đầu. 

Sau khi đắc giới Hòa thượng về lại chùa Hòa An tiếp tục công phu tu học. Với chí nguyện thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh. Vào cuối năm 1972, Hòa thượng được Ban đại diện và hội viên chùa Giác Nguyên- xã Bình Nguyên (nay là Thị trấn Hà Lam) cung thỉnh Hòa thượng về đảm nhiệm trụ trì và hướng dẫn tín đồ Phật tử tu học, trong thời này Hòa thượng cùng với Ban đại diện chùa cùng nhau xây dựng Tam bảo, độ tăng chúng nhằm tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức. Trong thời từ năm 1972 đến năm 2006, hơn 44 năm, Hòa thượng với đức tính khiêm cung, nơi nào cần thì Hòa thượng không từ khó nhọc. Đến năm 2006, vì sức khỏe yếu dần, Hòa thượng giao trách nhiệm điều hành phật sự lại cho đệ tử của Hòa thượng là Đại đức Thích Tánh Thông đảm nhận trụ trì chùa Giác Nguyên.

III. HOẰNG HÓA LỢI SANH VÀ PHỤNG SỰ GIÁO HỘI:

Trước ngày đất nước thống nhất, tùy duyên ứng duyên, Hòa thượng rời chùa Hòa An-Tp.Tam Kỳ về làm trụ trì Chùa Giác Nguyên. Kể từ đây, vào năm 1981. Ngài được tăng ni và phật tử huyện Thăng Bình tín nhiệm thỉnh cử làm chánh đại diện Phật giáo huyện Thăng Bình chon đến năm 1991.

Từ năm 1986, Hòa thượng là Ủy viên Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (Nhiệm kỳ II: 1986-1988)

Năm 1997, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng chia tách, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Nam thành lập, Hòa thượng được cung thỉnh đảm nhận chức vụ cố vấn Ban Đại diện Phật giáo huyện Thăng Bình (Lúc bấy giờ Thượng tọa Thích Phước Châu làm  Chánh Đại Diện).

Năm 2011, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo huyện lần thứ 6, Hòa thượng được cung thỉnh làm Chứng minh Ban Đại diện Phật giáo (nay là Ban trị sự)  huyện Thăng Bình.

Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2007-2012, Hòa thượng được tấn phong lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng.

Dù ở giai đoạn nào của Giáo hội, dù ở cương vị nào khi được cung cử đảm trách, Hòa thượng đều lấy đức khiêm cung, hòa khí làm trọng nên trở thành một trong những trụ cột vững chắc của Phật giáo huyện nhà. Với công đức mà Hòa thượng đã đóng góp cho đạo pháp và dân tộc nên Ngài đã được giáo hội tặng bằng tuyên dương công đức, chính quyền, mặt trận tặng nhiều bằng khen.

Với bổn tự Giác Nguyên, Hòa thượng luôn lấy tinh tấn hành trì giới luật, lấy oai nghi làm phương tiện độ sinh. Đệ tử xuất gia với Hòa thượng có 6 vị, đã kế tục sứ mệnh của Hòa thượng tham gia các cấp Giáo hội, trụ trì các tự viện tiếp Tăng độ chúng gần xa. Với hàng ngàn đệ tử tại gia luôn được Hòa thượng ưu ái hướng dẫn tu trì và quy y tam bảo. 

Tự viện luôn được Hòa thượng dần dần tùy duyên tu sửa. Năm 2012, Hòa thượng phát nguyện đứng ra khởi công đại trùng tu chùa Giác Nguyên để đáp ứng nhu cầu tu học của chư Tăng và đạo hữu phật tử. Công trình xây dựng đến nay cũng đã sắp hoàn thành.

V. MÃN DUYÊN:

Là hành giả Pháp môn Tịnh Độ mỗi ngày trì tụng, liễu sinh tử vô thường, tỏ tứ đại duyên sanh. Mặc dù Hòa thượng đã sớm biết thân tứ đại là giả hợp nhưng vẫn tự tại vô ngại, ngày về cảnh Phật không xa, Ngài dạy các đệ tử hãy tinh tấn tu hành, duy trì mạng mạch Như Lai nhằm kế vãng khai lai, truyền đăng tục diệm.

Với 95 xuân thu trụ thế, 45 hạ lạp, thời đã đến, Hòa thượng xả bỏ huyễn thân, trở về cảnh giới Niết bàn an tịnh vào lúc 21 giờ 05 ngày 18 tháng 07 năm 2016 (nhằm ngày 15 tháng 06 năm Bính Thân) để lại cho môn đồ pháp quyến nhiều nỗi tiếc thương, Phật giáo Quảng Nam mất đi một bậc tùng lâm thạch trụ.

Nam mô Từ Lâm Tế chánh Tông Tứ Thập Tứ Tuế, Viện chủ Giác Nguyên tự, Húy thượng nguyên Hạ Trí, tự Thiện Tánh, hiệu Quang Minh Hòa thượng tân viên tịch đài tiền chứng giám.

PG Quảng Nam
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Xem thêm