Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/06/2020, 16:30 PM

Tìm hiểu về nghi thức sám hối trong đạo Phật

Nghi thức sám hối có thể trì tụng mỗi nửa hoặc mỗi tháng một lần. Bài Sám Nguyện chính là một tấm gương để bản thân chúng ta tự soi, và kết quả của nó là để bản thân ta thấy được những vụng về do nếp sống thiếu chánh niệm hàng ngày của mình tạo ra.

Doanh nhân thành tâm sám hối, ấy là người có trí tuệ!

Sám hối là gì?

Có thể hiểu sám hối như là biết lỗi cũ sai lầm nên ăn năn hối hận và nguyện sau này không tái phạm tội lỗi thế nữa.

Về nghi thức sám hối

Nghi thức này gồm 3 phần. Phần một chính là cung thỉnh chư Phật, Bồ Tát về chứng minh gia hộ, có thể mô tả ngắn gọn công hạnh của các ngài để mỗi người tán thán và noi gương, phần hai mời các oan gia về dự lễ giải oan cũng như thưa chuyện và xin lỗi cuối cùng phần ba là chia sẻ các bài kệ tụng nhắc nhở việc tu tập để âm dương đều được lợi lạc. Trừ phần hai ra thì phần một cung thỉnh chư Phật và các bài kệ tụng, đều có thể dùng trong các thời kinh hàng ngày, hay trong những nghi lễ cầu an, đều rất thông dụng. Trong nghi thức sám hối đơn giản này luôn chứa đựng quy luật nhân quả nghiệp báo không phải chỉ riêng cho Phật giáo, mà còn là quy luật tất nhiên trong vũ trụ chính vì vậy, nên dùng trí tuệ quan sát sự họa phúc trong đời mình đều do chính mình tạo ra cả. Nếu không hiểu xuyên suốt quy luật này hay chỉ máy móc đọc theo mà không nỗ lực nâng cấp đạo đức và tầm nhìn thì chắc chắn chẳng lợi ích gì bao nhiêu. Phải đọc trước các bài kệ làm sao lúc đọc lên, giống như tiếng nói trôi chảy tự nhiên phát từ lòng mình chứ không phải là máy móc trả bài. Nếu không chắc chắn sẽ giảm tác dụng.

Nghi thức sám hối có thể trì tụng mỗi nửa hoặc mỗi tháng một lần. Bài Sám Nguyện chính là một tấm gương để bản thân chúng ta tự soi, và kết quả của nó là để bản thân ta thấy được những vụng về do nếp sống thiếu chánh niệm hàng ngày của mình tạo ra.

Nghi thức sám hối có thể trì tụng mỗi nửa hoặc mỗi tháng một lần. Bài Sám Nguyện chính là một tấm gương để bản thân chúng ta tự soi, và kết quả của nó là để bản thân ta thấy được những vụng về do nếp sống thiếu chánh niệm hàng ngày của mình tạo ra.

Tại sao phải sám hối?

Chúng ta tạo tội rất nhiều trong đời sống và cứ tiếp nối hết đời này sang đời kia như xâu chuỗi dài vô tận. Trong mỗi đời người từ sinh tới chết tạo tội thêm chính từ cái lỗi nọ cho tới lỗi kia trong mười điều ác. Ba điều về thân sát sinh, trộm cướp và tà dâm, bốn điều về miệng thì nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói ác, và cuối cùng là ba điều về ý tham lam, sân giận hận thù hay si mê tà kiến, những lầm lỗi này tạo thành sức mạnh gọi chung là nghiệp lực, nghiệp lực đưa bản thân chúng ta vào đường khổ não tức phải gánh quả báo của tội lỗi. Tất cả chúng sinh trong sáu không có loài nào hoàn toàn trong sạch. Riêng đối với con người, chúng ta thấy lòng tham, sân, si che khuất tất cả, nó có thể làm tăng trưởng lòng dục vọng, từ ý nghĩ lời nói đến hành động thường hay gây nên tội lỗi nhưng Phật giáo có cách tẩy trừ nó bằng cách sám hối, nhưng phải nhớ khi sám hối rồi, không được tái phạm nữa mới đúng với ý nghĩa thực sự của sám hối.

Sám hối là cải quá tự tân

Nghi thức sám hối tuy đơn giản, phẩm vật thô sơ, nhưng phát xuất từ đáy lòng ăn năn hối lỗi của con người.

Nghi thức sám hối tuy đơn giản, phẩm vật thô sơ, nhưng phát xuất từ đáy lòng ăn năn hối lỗi của con người.

Chí tâm sám hối 

Đệ tử và chúng sinh trong pháp giới, từ đời vô thỉ cho đến ngày nay, bị vô minh che đậy nên điên đảo, u mê, lầm lạc, lại do sáu căn ba nghiệp quen theo pháp chẳng lành, rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô gián và tất cả các tội khác. Mười phương các đức Phật thường ở chính trong đời sống, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn và phóng ánh sáng sạch trong chếu soi tất cả. Đệ tử biết sám hối rồi không lỗi lầm thì chắc chắn căn lành, tu tập cũng trọn thanh tịnh, hết thảy đều hồi hướng, dùng trang nghiêm tịnh độ để với chúng sinh, đồng sinh về nước an dưỡng.

Có thể hiểu sám hối như là biết lỗi cũ sai lầm nên ăn năn hối hận và nguyện sau này không tái phạm tội lỗi thế nữa.

Có thể hiểu sám hối như là biết lỗi cũ sai lầm nên ăn năn hối hận và nguyện sau này không tái phạm tội lỗi thế nữa.

Sám hối của Phật giáo ra sao?

Tội lỗi do chính tâm của người tạo ra thì cũng phải từ tâm mà sám hối. Kẻ gieo giống xấu phải ăn trái dở và người trồng giống qúy được ăn qủa ngon, chắc chắn không ai có quyền thưởng phạt làm khác đi được cả. Thật rõ ràng chí lý hợp với khoa học thực nghiệm. Vậy muốn hết tội chúng ta phải từ tâm sám hối theo phương pháp của Phật giáo mà thực hành.

Đọc kinh, sám hối, tham thiền

Lợi ích của nghi thức sám hối

Làm cho tâm tính con người được trong sạch và tiêu diệt hết lỗi lầm đời hiện tại, mà cũng trừ hết tội ác của các đời quá khứ. Phát triển tính thành thật hạnh thanh cao của bậc thánh hiền. Dứt tội sinh phúc và thẳng tiến đến giải thoát an vui. Nhờ các phương pháp sám hối của Phật giáo mà con người có thể cải hóa lòng mình và để đời sống xã hội được hòa bình yên ổn hơn.

Nghi thức sám hối tuy đơn giản, phẩm vật thô sơ, nhưng phát xuất từ đáy lòng ăn năn hối lỗi của con người. Nghi thức này để cầu nguyện và giúp các Phật tử chưa có điều kiện thiết lập đàn tràng giải oan bạt độ to lớn, cũng như mong được âm siêu dương thái. Xin được hồi hướng công đức mọi người lên Tam Bảo chứng minh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tịnh độ trong trái tim ta

Kiến thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm