Tinh tấn tu trì, tích lũy công đức để vượt thoát sinh tử
Miền nam Ấn Ðộ có hai vị tỳ kheo, nghe người ta nói rằng nước Kệ Tân ở phía Bắc có một vị thánh nhân rất oai đức xuất hiện tại thế, hai người thành tâm hâm mộ nên mới kết bạn cùng nhau hướng về phía Bắc mà đi.
Tới biên giới nước Kệ Tân, trên đường đi họ dò hỏi tìm kiếm khắp nơi, và cuối cùng tìm tới được chỗ ở của vị thánh nhân Kỳ Dạ Ða. Họ tiến vào một khu rừng rậm rạp, thấy một vị tỳ kheo tu khổ hạnh, tướng mạo vô cùng tiều tụy, đang khom lưng nhóm lửa trước một cái lò, hai người tiến đến hỏi:
– Thưa ngài, ngài có biết tôn giả Kỳ Dạ Ða không?
– Biết – Vị tỳ kheo khổ hạnh đáp.
– Kính xin ngài chỉ cho chúng tôi biết tôn giả ở đâu?
– Từ đây trèo lên tiếp, đến cái động thứ ba thì gặp
– Vị tỳ kheo vừa nói vừa đưa bàn tay khẳng khiu chỉ về phía gò núi trước mặt.
Hai người theo lời chỉ bảo ấy mà trèo lên tới trước cái động thứ ba, và trong động cũng thấy có một vị tỳ kheo đang đứng nhóm lửa. Hai người lấy làm quái lạ, một trong hai người mới nói:
– Một vị đại đức siêng năng tu hành như thế, sao chúng ta không sớm gặp để đến bái kiến?
Người kia trong tâm không khỏi nghi ngờ, đặt câu hỏi:
– Tôn giả có đại uy đức như thế sao còn cần phải tự tay nhóm lửa?
Tôn giả Kỳ Dạ Ða nghe tiếng hai người nói chuyện bèn trả lời:
– Tôi xưa kia đã từng trầm luân trong biển khổ, vì vấn đề tu hành mà có thể dùng đầu, mắt, tay chân làm nhiên liệu đốt lên cúng dường đại chúng xuất gia, nhóm lửa đốt than có gì đáng kể?
– Không biết tôn giả có thể kể cho chúng con nghe sự tích đời trước của ngài không? – Hai người náo nức hỏi.
Tôn giả Kỳ Dạ Ða với giọng nói bi thiết, kể lại chuyện xưa của mình:
– Tôi nhớ cách đây 500 kiếp về trước, tôi sinh ra làm thân chó, thường bị đói khát hoành hành, chỉ có hai lúc là có thể ăn được chút gì: một là gặp người uống rượu say sưa như hũ nát nôn mửa ra đất, tôi ăn cái chất chua dơ ấy thì no được một bữa. Một lúc khác nữa là nhà nào mà chỉ có hai vợ chồng, khi người chồng ra đồng canh tác, và gặp lúc người vợ có chuyện cần phải ra khỏi nhà, tôi lợi dụng một cái lỗ nhỏ trong tường, co người lại chui vào ăn cắp thức ăn của họ. Làm như thế tuy không đến nỗi chết đói nhưng mỗi lần muốn ăn no thì phải bị người ta đánh đập, chịu đủ thứ dầy vò đau đớn.
Có một lần, tôi đến căn nhà nọ ăn cắp thức ăn, thấy thức ăn đựng trong một cái chum, tuy tôi chui đầu vô chum ăn no bụng nhưng miệng chum quá nhỏ, tôi không rút đầu ra được. Trong lúc tôi đang sốt ruột dẫy dụa thì ông chủ về tới, thấy thế nổi giận vác một con dao sắc chém xuống cổ tôi, thế là chỉ vì một bữa ăn mà đầu lìa khỏi cổ.
Kiếp sau đó, tuy tôi chưa thoát được con đường súc sinh, nhưng đã giác tỉnh. Nhờ gắng sức vươn lên tinh tiến tu trì, tích lũy công đức trong nhiều kiếp, cuối cùng sinh được thân người. Nghĩ đến sự trở lại biển sinh tử, thật là quá khổ!
Hai vị tỳ kheo nghe xong câu nói của tôn giả Kỳ Dạ Ða, bèn lập tức nhàm chán sinh tử, đắc quả Tu Ðà Hoàn.
Trích “Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn”
Việt Dịch: Diệu Hạnh Giao Trinh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm